Làm thế nào khi họ hàng ở nhờ trong nhà không chịu rời đi?

Bởi Nguyễn Hồng Thúy - 14/01/2020
view 606
comment-forum-solid 0

Nội dung bài viết [Ẩn]

Câu hỏi tư vấn

Gia đình mẹ tôi có một mảnh đất và ngôi nhà mẹ tôi xây dựng 1997, do hoàn cảnh của em gái mẹ tôi  không có nhà và  hỏi ở nhờ nhà mẹ tôi .Thưa luật sư mẹ tôi năm nay đã ngoài 70, gia đình chỉ có một mình tôi là con gái, thấy tuổi đã cao nên đã sang quyền sử dụng đất cho con gái là tôi, giấy tờ hợp pháp được mẹ tặng cho con gái được thông qua qui trình thủ tục hợp pháp của pháp luật. Tôi đã được cấp sổ đỏ. Quá trình Dì tôi (tức em gái mẹ tôi) đã ở nhờ khá lâu và đất mẹ tôi cho ở nhờ đến lúc tôi dùng đến nhưng dì không trả mà ngược lại phát đơn kiện nhà tôi ,(với sự đồng lõa có mặt của 4 chị em của bà dì  kí cùng tờ đơn của bà ta nói mẹ tôi đã nhượng lại đất cho dì) quá bất ngờ với âm mưu chiếm đoạt tài sản. Hiện đang được cấp thôn hòa giải không được trả vụ việc về cấp xã, vậy tôi muốn hỏi nếu tôi muốn nhanh vụ kiện này thì mình là người viết đơn hay cứ để bà ta (em gái mẹ) viết đơn kêu cứu do mẹ tôi đã cho tôi (con gái)đất với lí do không có sự thật, giả tạo là bảo mẹ tôi đã nhượng đất cho Dì .Vậy tôi muốn hỏi giờ tôi muốn nhanh vụ kiện này tôi có phải viết đơn khởi kiện không .Tôi rất mong muốn trắng đen rõ dàng rất bức súc Dì tôi trước ở nhờ sau tranh địa phận.

Luật sư tư vấn

Theo thông tin chị cung cấp thì chị đã được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và công nhận quyền sử dụng của chị với mảnh đất này. Tuy nhiên, chị không đề cập đến vấn đề chị đã được công nhận là chủ sở hữu của căn nhà và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hay chưa? Nguồn gốc của căn nhà do mẹ chị mua bán, xây dựng hay có sự đóng góp của dì chị không?

Nếu căn nhà cũng thuộc quyền sở hữu của mẹ chị (hoặc đã tặng cho cho chị đồng thời khi tặng cho quyền sử dụng đất) thông qua thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì đây được xác định là tài sản thuộc quyền sở hữu của mẹ/chị và với tư cách chủ sở hữu căn nhà này, chị và mẹ có thể yêu cầu người dì dời khỏi căn nhà của mình.

Nếu dì bạn muốn đòi căn nhà này với lý do nhà đất đã được mẹ chị cho tặng thì phải đưa ra được căn chứ chứng minh giao dịch cho tặng nhà ở này.

Để giải quyết nhanh chóng vụ việc, chị và mẹ có thể gửi đơn đến chính quyền địa phương yêu cầu xác định rõ quyền sở hữu nhà ở thuộc về ai và từ đó sử dụng quyền của chủ sở hữu để yêu cầu người dì này dời khỏi căn nhà, đồng thời nếu dì chị có ý định muốn đòi mảnh đất mẹ chị đã tặng cho chị, chị có thể yêu cầu UBND xã hòa giải tranh chấp đất đai này, nếu không hòa giải được tại UBND xã, chỉ có thể gửi đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp Huyện nơi có đất để giải quyết vụ việc.

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai được quy định trong Luật Đất đai 2013 như sau:

Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai

Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.77984 sec| 993.758 kb