Người lao động thường muốn lãnh bảo hiểm 1 lần mà không biết thủ tục và hồ sơ cần chuẩn bị những gì. Cùng chúng tôi tìm hiểu những thủ tục để lãnh bảo hiểm xã hội một lần trong bài viết dưới đây nhé!
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định những đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội một lần là người lao động và là công dân Việt Nam thuộc các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm những người sau:
Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định các đối tượng được lãnh bảo hiểm 1 lần phải đáp ứng những điều kiện sau đây:
Đủ tuổi để hưởng lương hưu (người lao động nam phải từ đủ 55 tuổi đến 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi) mà chưa có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;
Người chưa đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội và không tự nguyện tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách các cấp xã, phường, thị trấn;
Người phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc hoặc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng bảo hiểm mà chưa đủ thời gian 20 năm đóng bảo hiểm;
Người ra nước ngoài để định cư;
Người đang bị mắc một trong các bệnh nguy hiểm đến tính mạng như bại liệt, ung thư, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV và đã chuyển sang giai đoạn AIDS cxung như mắc cá bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Mức hưởng bảo hiểm 1 lần cho người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 01 năm sẽ được tính bằng 22% của mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội và mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Mức hưởng bảo hiểm 1 lần đối với người lao động vừa đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vừa đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo từng thời kỳ, trừ trường hợp được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
Việc tính mức hưởng bảo hiểm 1 lần sẽ được thực hiện như người lao động mà không được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, trừ đi số tiền mà nhà nước đã hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Số tiền được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được tính bằng tổng số tiền Nhà nước hỗ trợ theo từng tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Mức hỗ trợ theo từng tháng sẽ được tính theo công thức sau:
Số tiền nhà nước hỗ trợ tháng i = 0,22 x (chuẩn nghèo khu vực nông thôn tại tháng i) x (tỷ lệ hỗ trợ của nhà nước tại tháng i)
Khi tính mức hưởng bảo hiểm 1 lần nếu như thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng thì sẽ được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng thì sẽ được tính là một năm.
Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó sẽ được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính mức hưởng bảo hiểm 1 lần.
Bước 1: Người yêu cầu lãnh bảo hiểm xã hội 1 lần sẽ nộp hồ sơ lãnh bảo hiểm xã hội đến cơ quan giải quyết bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện hoặc cấp tỉnh (trong trường hợp bảo hiểm xã hội được phân cấp giải quyết để hưởng bảo hiểm xã hội một lần) nơi người lập hồ sơ cư trú.
Bước 2: Cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động theo quy định; trường hợp không giải quyết lãnh bảo hiểm thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không chi trả.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày cơ quan nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người đủ tuổi hưởng lương hưu. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cơ quan nhận hồ sơ đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Bước 3: Nhận kết quả của cơ quan giải quyết.
Người yêu cầu phải chuẩn bị bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 109 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 bao gồm:
Trên đây là những thông tin về lãnh bảo hiểm xã hội một lần mà Pháp Trị thông tin đến bạn. Bạn có thể đọc thêm nhiều bài viết hay khác trong lĩnh vực bảo hiểm cũng như lĩnh vực bảo lãnh của chúng tôi.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm