Lý thuyết tâm lý xã hội trong quản trị

Bởi Phạm Nhật Thăng - 22/10/2023
view 0
comment-forum-solid 0
Lý thuyết tâm lý xã hội trong quản trị, còn gọi là lý thuyết tác phong, là những quan điểm quản trị nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố tâm lý, tình cảm, quan hệ xã hội của con người trong công việc. Lý thuyết này cho rằng, hiệu quả của quản trị do năng suất lao động quyết định, nhưng năng suất lao động không chỉ do các yếu tố vật chất quyết định mà còn do sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý, xã hội của con người.

Lý thuyết tâm lý xã hội trong quản trị

Lý thuyết tâm lý xã hội trong quản trị, còn gọi là lý thuyết tác phong, là những quan

điểm quản trị nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố tâm lý, tình cảm, quan hệ xã hội của con

người trong công việc. Lý thuyết này cho rằng, hiệu quả của quản trị do năng suất lao

động quyết định, nhưng năng suất lao động không chỉ do các yếu tố vật chất quyết định

mà còn do sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý, xã hội của con người.

Lý thuyết này bắt đầu xuất hiện ở Mỹ trong thập niên 30, được phát triển mạnh bởi các

nhà tâm lý học trong thập niên 60, và hiện nay vẫn còn được nghiên cứu tại nhiều nước

phát triển nhằm tìm ra những hiểu biết đầy đủ về tâm lý phức tạp của con người, một

yếu tố quan trọng để quản trị.

Trường phái này có các tác giả sau:

Robert Owen (1771 - 1858):

là kỹ nghệ gia người Anh, là người đầu tiên nói đến nhân

lực trong tổ chức. Ông chỉ trích các nhà công nghiệp bỏ tiền ra phát triển máy móc

nhưng lại không chú ý đến sự phát triển nhân viên của doanh nghiệp.

Hugo Munsterberg (1863 - 1916):

nghiên cứu tâm lý ứng dụng trong môi trường tổ

chức, ông được coi là cha đẻ của ngành tâm lý học công nghiệp. Trong tác phẩm nhan

đề “Tâm lý học và hiệu quả trong công nghiệp” xuất bản năm 1913, ông nhấn mạnh là

phải nghiên cứu một cách khoa học tác phong của con người để tìm ra những mẫu mực

chung và giải thích những sự khác biệt. Ông cho rằng năng suất lao động sẽ cao hơn

nếu công việc giao phó cho họ được nghiên cứu phân tích chu đáo, và hợp với những kỹ

năng cũng như tâm lý của họ.

Mary Parker Follett (1863 - 1933):

là nhà nghiên cứu quản trị ngay từ những năm 20

đã chú ý đến tâm lý trong quản trị, bà có nhiều đóng góp có giá trị về nhóm lao động và

quan hệ xã hội trong quản trị.

 

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.25658 sec| 984.594 kb