Hình dạng đường chi phí bình quân dài hạn đem lại những thông tin quan trọng về công nghệ được sử dụng để sản xuất ra một hàng hóa. Nếu đường tổng chi phí bình quân trong dài hạn giảm khi sản lượng tăng, nó được coi là có hiệu quả kinh tế theo quy mô. Nếu chi phí bình quân dài hạn tăng khi sản lượng tăng, nó được coi là phi hiệu quả kinh tế theo quy mô. Nếu chi phí bình quân dài hạn không biến đổi theo các mức sản lượng, nó được coi là hiệu suất không đổi theo quy mô. Trong ví dụ này, công ty Ford có hiệu quả kinh tế theo quy mô tại mức sản lượng thấp, có hiệu suất không đổi theo quy mô ở mức sản lượng trung bình và vấp phải phi hiệu quả kinh tế theo quy mô ở mức sản lượng cao.
Hiệu quả kinh tế theo quy mô thường nảy sinh do mức sản lượng cao hơn cho phép công nhân chuyên môn hóa - điều làm cho mỗi công nhân thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao. Ví dụ, phương pháp sản xuất dây chuyền hiện đại cần một lượng công nhân lớn. Nếu công ty Ford đang sản xuất lượng xe nhỏ, nó không thể tận dụng được nguồn lực và chịu chi phí bình quân cao hơn. Phi hiệu quả kinh tế theo quy mô có thể nảy sinh do các vấn đề phối hợp mà bất kỳ tổ chức lớn nào cũng đều gặp phải. Công ty Ford càng sản xuất nhiều ô tô, đội ngũ quản lý càng phải vươn ra xa và người quản lý bất lực trong việc giữ cho chi phí ở mức thấp.Phân tích này cho thấy tại sao các đường chi phí bình quân dài hạn thường có dạng chữ U. Tại các mức sản lượng thấp, công ty gặt hái được những mối lợi từ việc tăng quy mô vì nó có thể tận dụng được lợi thế của trình độ chuyên môn hóa cao hơn. Trong giai đoạn này, vấn đề phối hợp chưa nghiêm trọng. Ngược lại tại các mức sản lượng cao, những ích lợi của chuyên môn hóa đã được tận dụng hết và khó khăn trong việc phối hợp trở nên nghiêm trọng hơn khi quy mô công ty ngày càng lớn. Vì vậy, chi phí bình quân dài hạn giảm tại mức sản lượng thấp do chuyên môn hóa tăng và tăng tại mức sản lượng cao do những khó khăn trong việc phối hợp hành động ngày càng tăng.
Xem thêm:Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest
“Một nghề thì sống, đống nghề thì chết”. Câu thành ngữ nổi tiếng này giải thích tại sao đôi khi các doanh nghiệp lại đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô. Một người cố gắng làm đủ mọi thứ thường chẳng giỏi nghề nào cả. Nếu một doanh nghiệp muốn công nhân của họ làm việc với năng suất mà năng lực của họ cho phép, thì cách tốt nhất đối với nó thường là giao cho họ một công việc hẹp mà họ có thể chuyên sâu. Nhưng điều này chỉ có thể thực hiện khi doanh nghiệp thuê một số lượng lớn công nhân và sản xuất khối lượng lớn sản phẩm. Trong cuốn sách nổi tiếng “Bàn về nguồn gốc và bản chất của cải của các dân tộc”, Adam
Smith đã nêu ra một ví dụ về vấn đề này dựa vào chuyến tham quan của ông tại nhà máy sản xuất đinh ghim. Smith rất ấn tượng về sự chuyên môn hóa giữa các công nhân mà ông đã quan sát và hiệu quả kinh tế theo quy mô mà họ đạt được. Ông viết: “Một người rút dây, một người kéo thẳng nó ra, người thứ ba cắt, người thứ tư bấm lỗ, người thứ năm đập vào đầu sợi dây để tạo thành đầu kim, để làm được đầu ghim cần có hai hay ba thao tác; làm ra nó là một công đoạn kỳ diệu, đánh bóng nó lại là một công đoạn khác, thậm chí việc đóng hộp cũng là một công đoạn riêng.” Smith nói rằng do chuyên môn hóa, mỗi công nhân ở nhà máy đinh ghim đã sản xuất được hàng ngàn chiếc ghim mỗi ngày. Ông cho rằng nếu công nhân làm đinh ghim một mình, chứ không phải với một đội ngũ công nhân được chuyên môn hóa, thì “chắc chắn họ không thể làm nổi 20 chiếc mỗi ngày, thậm chí chẳng được chiếc nào.” Nói cách khác, nhờ có chuyên môn hóa, nhà máy ghim lớn có thể đạt năng suất trên một công nhân cao hơn và chi phí bình quân trên mỗi chiếc đinh ghim thấp hơn nhà máy đinh ghim nhỏ. Sự chuyên môn hóa mà Smith quan sát được trong nhà máy sản xuất đinh ghim là hiện tượng phổ biến trong nền kinh tế hiện đại. Ví dụ nếu bạn muốn xây dựng một ngôi nhà, tự bản thân
bạn có thể cố gắng làm mọi việc. Nhưng hầu hết mọi người đều thuê một người xây dựng, người sau đó thuê thợ mộc, thợ điện, thợ nước, người sơn cửa và nhiều loại công nhân khác nữa. Những công nhân đó chuyên môn hóa vào từng loại công việc cụ thể và điều này cho phép họ làm việc tốt hơn. Dĩ nhiên, tác dụng của chuyên môn hóa trong việc đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô là một nguyên nhân làm cho các xã hội hiện đại thịnh vượng như hiện nay.
Xem thêm:Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm