Tại sao các doanh nghiệp cạnh tranh tiếp tục kinh doanh nếu họ có lợi nhuận bằng 0?

Bởi Phạm Nhật Thăng - 27/05/2024
view 0
comment-forum-solid 0
Mới nghe qua, việc doanh nghiệp cạnh tranh có lợi nhuận bằng 0 trong dài hạn dường như là điều lạ lùng. Dù sao thì người ta kinh doanh cũng là để kiếm được lợi nhuận. Nếu rốt cuộc việc gia nhập thị trường làm lợi nhuận tiến tới 0, thì hầu như chẳng có lý do gì để họ tiếp tục kinh doanh.

Tại sao các doanh nghiệp cạnh tranh tiếp tục kinh doanh nếu họ có lợi nhuận bằng 0?

Để hiểu được điều kiện lợi nhuận bằng 0 đầy đủ hơn, chúng ta hãy nhớ lại rằng lợi nhuận bằng tổng doanh thu trừ tổng chi phí, còn tổng chi phí bao gồm cả chi phí cơ hội về thời gian và tiền bạc mà người chủ doanh nghiệp dành cho việc kinh doanh. Tại điểm cân bằng lợi nhuận bằng 0, doanh thu của doanh nghiệp phải bù đắp được chi phí ẩn về thời gian và tiền bạc mà người chủ doanh nghiệp tiêu tốn để duy trì công việc kinh doanh. Chúng ta hãy xem xét một ví dụ. Giả sử một người nông dân phải đầu tư 1 triệu đô la để mở một trang trại và số tiền này anh ta có thể gửi tại ngân hàng để thu được tiền lãi 50000 đô la một năm. Ngoài ra, anh ta phải từ bỏ một việc làm mà lẽ ra anh ta thu được 30.000 đô la một năm dưới dạng tiền lương. Khi đó chi phí cơ hội của người nông dân trong việc mở trang trại bao gồm cả tiền lãi suất anh ta có thể nhận được và tiền lương bỏ qua - tổng cộng là 80.000 đô la. Cho dù lợi nhuận của anh ta tiến tới 0, nhưng doanh thu từ trang trại vẫn phải bù đắp cho anh ta những chi phí cơ hội này. Các bạn cần nhớ rằng các kế toán viên và các nhà kinh tế tính toán chi phí khác nhau. kế toán viên thường tính chi phí hiện và bỏ qua chi phí ẩn. Nghĩa là họ chỉ hạch toán chi phí với tư cách dòng tiền mà doanh nghiệp cho ra mà không tính tới chi phí cơ hội của sản xuất mà không có dòng tiền chảy ra. Do đó tại trạng thái cân bằng lợi nhuận bằng 0, lợi nhuận kinh tế bằng 0, nhưng lợi nhuận kế toán vẫn dương. Chẳng hạn kế toán viên của bác nông dân trong ví dụ của chúng ra sẽ kết luận rằng bác nông dân thu được khoản lợi nhuận kế toán là 80000 đô la, đủ để người nông dân tiếp tục kinh doanh.

Xem thêm:Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thuế - kế toán của Công ty Luật TNHH Everest

Sự dịch chuyển của đường cầu trong ngắn hạn và dài hạn

Vì các doanh nghiệp có thể gia nhập và rời bỏ thị trường trong dài hạn chứ không phải trong ngắn hạn, nên phản ứng của thị trường đối với sự thay đổi của cầu phụ thuộc vào khoảng thời gian nghiên cứu. Để thấy điều này, chúng ta hãy theo dõi những tác động do sự dịch chuyển của đường cầu gây ra. Phân tích này sẽ chỉ ra cách thức phản ứng của thị trường theo thời gian, cũng như việc sự gia nhập và rời bỏ đưa thị trường đến điểm cân bằng dài hạn như thế nào. Giả sử thị trường sữa bắt đầu tại điểm cân bằng dài hạn. Các doanh nghiệp đang tạo ra lợi nhuận, do đó giá cả bằng chi phí bình quân tối thiểu. Phần (a) của hình 8 biểu thị tình huống này. Điểm cân bằng dài hạn là A, lượng sữa bán ra trên thị trường bằng Q1, và giá bằng P1. Bây giờ giả sử các nhà khoa học phát hiện ra sữa có ích lợi thần diệu đối với sức khoẻ. Kết quả là đường cầu về sữa dịch chuyển ra phía ngoài, từ D1 đến D2 như trong phần (b). Điểm cân bằng ngắn hạn chuyển từ điểm A đến điểm B; do đó sản lượng tăng từ Q1 lên Q2 và giá tăng từ P1 lên P2. Tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động đều phản ứng trước mức giá cao hơn bằng cách tăng sản lượng. Vì đường cung của mỗi doanh nghiệp phản ánh đường chi phí cận biên, nên việc mỗi doanh nghiệp tăng sản lượng bao nhiêu được quyết định bởi đường chi phí cận biên. Tại trạng thái cân bằng ngắn hạn mới, giá sữa vượt quá chi phí bình quân, nên các doanh nghiệp đạt mức lợi nhuận dương. Theo thời gian, lợi nhuận thu được trên thị trường này sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp mới gia nhập. Ví dụ, một số người nông dân chuyển sang sản xuất sữa thay vì các loại nông sản khác. Vì số lượng doanh nghiệp tăng, nên đường cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải từ S1 xuống S2 như trong phần (c) và điều này làm cho giá sữa giảm. Cuối cùng, giá sữa dần trở về mức chi phí bình quân tối thiểu, lợi nhuận bằng 0 và các doanh nghiệp ngừng gia nhập thị trường. Tình hình này làm cho thị trường đạt điểm cân bằng dài hạn mới tại điểm C. Giá sữa trở lại mức P1, nhưng sản lượng tăng lên đến Q3. Mỗi doanh nghiệp trở lại sản xuất ở quy mô hiệu quả, nhưng vì có nhiều doanh nghiệp trong ngành sữa hơn, nên lượng sữa được sản xuất và bán ra nhiều hơn.

Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết  được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại. 

[b] Bài viết  có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê  luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:  (024) 66 527 527, E-mail:  info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.24341 sec| 1012.352 kb