Một số quy định riêng về doanh nghiệp xã hội

Bởi Trần Thu Thủy - 06/01/2020
view 518
comment-forum-solid 0

Tiêu chí nhận diện doanh nghiệp xã hội.

Trước khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 được ban hành, hoạt động của doanh nghiệp xã hội không theo một hình thức nhất định mà vô cùng đa dạng, từ tổ chức phi chính phủ, trung tâm, hội nhóm đến các loại hình công ty và hợp tác xã. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã giới hạn về hình thức hoạt động và mục tiêu hoạt động cua doanh nghiệp xã hội, theo đó, không phải bất cứ tổ chức xã hội hay tô chức kinh tê nào cũng được coi là doanh nghiệp xã hội mà ngược lại, chỉ được coi là doanh nghiệp xã hội khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau đây: Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này; Mục tiêu hoạt động nhàm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng; Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.

Như vậy, khi nhận diện một tổ chức có phái doanh nghiệp xã hội hay không, chúng ta phải xác định tổ chức đó có hội tụ đủ cả ba tiêu chí mà Luật định hay không, đó là các tiêu chí về hình thức tổ chức, mục tiêu hoạt động, số tiền được trích ra từ tổng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp được sử dụng để tái đầu tư nhằm giải quyết các vấn đê xã hội đã đăng ký. Nếu đáp ứng đầy đủ cả ba tiêu chí này thì tổ chức đó mới là doanh nghiệp xã hội và được hưởng đầy đủ các quy chê pháp lý dành cho mô hình doanh nghiệp này. Có thể nói, việc đưa ra các tiêu chí nhận diện doanh nghiệp xã hội có ý nghĩa rất quan trọng trong việc “quy hoạch” cộng đồng doanh nghiệp xã hội đang ngày càng đông đảo ở Việt Nam thời gian vừa qua, trả lại bản chất thực sự cho mô hình doanh nghiệp này, và thông qua đó nâng cao trách nhiệm của chủ sở hữu/người quản lý doanh nghiệp trong việc quản lý, điều hành doanh nghiệp để doanh nghiệp không hoạt động sai khác đi so với những mục tiêu đã đăng ký. Bên cạnh đó, việc xác định rõ doanh nghiệp xã hội sẽ hỗ trợ hiệu quả cho Nhà nước trong việc Lây dựng cơ chế ưu đãi dành riêng cho mô hình này và áp dụng vào thuc tiễn đúng đổi tượng, tránh gây thất thoát nguồn kinh phí hô trợ của Nhà nước trong việc kêu gọi cộng đồng chung tay giải quyêt các van đề xã hội.

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội

Trước hết, với tư cách là một doanh nghiệp, doanh nghiệp xã hội cũng được hưởng đầy đủ các quyền, đồng thời phải thực hiện đây đủ các nghĩa vụ mà pháp luật đặt ra đối với doanh nghiệp nói chung được quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Bên cạnh đó, với bản chất là một mô hình doanh nghiệp đặc thù hoạt động với mục tiêu “kép” nên bản thân doanh nghiệp xã hội cũng sẽ có những quyền và nghĩa vụ riêng biệt:

Quyền của doanh nghiệp xã hội.

Doanh nghiệp xã hội được duy trì mục tiêu xã hội và điều kiện về trích % lợi nhuận hàng năm để tái đầu tư nhàm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký trong suốt quá trình hoạt động. Hơn thế nữa, vì những tiêu chí đặt ra đối với doanh nghiệp xã hội được quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2014 cũng chính là điều kiện cho sự tồn tại của doanh nghiệp xã hội nên trong trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động muốn chuyển thành doanh nghiệp xã hội hoặc doanh nghiệp xã hội muốn từ bỏ mục tiêu xã hội, môi trường, không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền đê tiên hành các thủ tục theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp xã hội được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp.

Mặc dù doanh nghiệp xã hội không phải là một tổ chức phi chính phủ hay tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động phụ thuộc vào nguồn viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nhưng vì cùng một lúc theo đuổi hai mục tiêu: mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu xã hội, nên trong nhiều trường hợp hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xã hội sẽ thấp hơn so với các doanh nghiệp thông thường khác. Trên thực tè, rất nhiều doanh nghiệp xã hội gặp phải những khó khăn vê tài chính hay về việc tìm đầu ra cho sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cttng cấp, từ đó ảnh hưởng đến quá trình thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường đã đặt ra.

Nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội.

Bên cạnh những quyền cơ bản nói trên, doanh nghiệp xã hội đồnj thời phải đáp ứng một số nghĩa vụ tương ứng như sau:

Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mUt đích khác ngoài bù đăp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyêt vân đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký.

Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Việc giải quyết các vấn đề xã hội vốn thuộc trách nhiệm của Nhà nước nhưng bản thân Nhà nước lại không thể một mình gánh vác đượí tât cả các vân đề phát sinh trong xã hội. Chính vì vậy, sự đóng góp của các tổ chức như doanh nghiệp xã hội vào công cuộc hỗ trợ cho Nhá nước trong việc giải quyết các vấn đề xã hội luôn được đề cao và coi trọng. Khi doanh nghiệp thực hiện những công việc này, Nhà nước luôn dành cho doanh nghiệp những ưu đãi, hỗ trợ nhất định.

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 96, trường hợp nhận ưu đãi, viên trợ, tài trợ, định kỳ hằng năm doanh nghiệp xã hội phải gửi Sở Kê hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp xã hội có trụ sở chính Báo cáo đánh giá tác động xã hội đối với các hoạt động doanh nghiệp đã thực hiện châm nhẩt là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Ngoài ra, tổ chức, cá nhân được quyền yêu cầu Sở Kể hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc ủy ban nhân dân câp tỉnh nơi doanh nghiệp xã hội có trụ sở chính cung cấp các thông tin, bản sao Báo cáo đánh giá tác động xã hội và Văn bản tiếp nhận viện trợ, tài trợ được lưu giữ tại cơ quan đó. Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin theo yêu cầu của tố chức, cá nhân.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.55794 sec| 1002.188 kb