Người Lao động nghỉ việc do virus co vid 19 có được hưởng lương

Bởi Trần Thu Thủy - 07/03/2020
view 646
comment-forum-solid 0
Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch, nhà hàng cắt giảm lao động do tình hình kinh doanh sa sút vì dịch bệnh virus covid-19 (virus corona) đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu và chưa có xu hướng giảm. Vậy căn cứ để cho nhân viên nghị việc và giải quyết chế độ, quyền lợi cho người lao động như nào sẽ được công ty Luật Everest giải đáp trong bài viết này.

“Nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu”

Rạng sáng 31/1 (giờ Việt Nam), tại cuộc họp kín của Ủy ban khẩn cấp Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Geneva (Thụy Sỹ), Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus đã quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu (PHEIC) vì dịch viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.

Ngày 01 tháng 02 năm 2020, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 173/QĐ-TTg, về việc công bố dỊch viêm đường hô hấp cấp do chủnng mới của vi rút corona gây ra, theo đó “Tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch: Bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu”.

Theo Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007 quy định; “Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh”.

Như vậy, chính phủ nước ta đã công bố dịch truyền nhiễm tại Việt Nam ở mức độ truyền nhiễm cao nhất. Đây là căn cứ để doanh nghiệp có thể cho người lao động nghỉ việc với lý do “dịch bệnh”. Theo đó, dịch bệnh là sự lây lan nhanh chóng của một bệnh truyền nhiễm với số lượng lớn những người bị nhiễm trong một cồng đồng hoặc một khu vực trong vòng một thời gian ngắn, thường là hai tuần hoặc ít hơn.

Doanh nghiệp cho nhân viên nghỉ tính lương thế nào?

Trong trường hợp kinh doanh không thuận lợi bị ảnh hưởng do dịch bệnh thì Luật lao động quy định doanh nghiệp được sử dụng 2 phương án xử lý đối với người lao động:

Thứ nhất, chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động (theo quy định tại Điều 31 Luật lao động năm 2012) :

(i). Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động. (ii) Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động. (iii) Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”

Thứ hai, ngừng việc đối với người lao động (theo quy định tại điều 98 Luật lao động năm 2012)

“Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định”

Đồng thời, theo Điều 26 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số Điều của Bộ luật lao động 2012 quy định:

Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc tại Khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động khi người lao động phải ngừng việc và được tính tương ứng với các hình thức trả lương theo thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định này.”

Tùy thuộc vào địa chỉ doanh nghiệp đang hoạt động sẽ có mức lương vùng tối thiểu khác nhau, mức thấp nhất ở vùng IV là: 3.070.000 đồng/tháng, mức cao nhất ở vùng I là: 4.420.000 đồng/tháng (Theo 90/2019/NĐ-CP quy đỊnh mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động ngày 15 tháng 11 năm 2019).

Trong trường hợp người sử dụng lao động không trả đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động sẽ bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Dương Văn Linh – Phòng doanh nghiệp – Công ty Luật TNHH Everest.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.11875 sec| 998.844 kb