Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài 24/7: 1900 6198
Tại khoản 1, điều 90, Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: “Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.”
Ở đây, cần đánh giá rõ doanh nghiệp, tổ chức cho người lao động nghỉ việc thuộc trường hợp “ tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động” hay “ngừng việc” (được quy định tại Bộ luật Lao động năm 2012), theo đó là những quy định của pháp luật liên quan đến những trường hợp này.
Thứ nhất đối với trường hợp “tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động” , theo điều 32 tại Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: “Điều 32. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động: 1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự; 2.Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; 3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; 4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này; 5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.”
Về nguyên tắc, người sử dụng lao động không phải trả tiền lương cho người lao động trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Tuy nhiên căn cứ vào trường hợp cụ thể, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc tạm hoãn thực hiện lao động và việc thỏa thuận này nên được lập thành văn bản và lưu kèm hợp đồng lao động đã được hai bên giao kết trước đó.
Đối với trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động nghỉ việc dưới hình thức “ngừng việc”, việc trả lương cho người lao động được quy định tại điều 98 Bộ luật Lao động năm 2012 như sau:
Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau: 1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương; 2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; 3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”
Xem thêm: Quy định về mức lương tối thiểu vùng
Có thể thấy, theo quy định việc ngừng việc của người lao động trong trường hợp này do nguyên nhân khách quan về dịch bệnh nguy hiểm, nên người sử dụng lao động có thể căn cứ vào quy định của doanh nghiệp, tổ chức về mức lương, các khoản phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác để thực hiện việc thỏa thuận với người lao động và phải đảm bảo mức lương được trả không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Do vậy dựa trên tình hình thực tế tại tổ chức, doanh nghiệp, cũng như những quy định pháp luật trích dẫn nêu trên người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với người lao động về hình thức và cách thức trả lương trong thời gian cho người lao động nghỉ việc, đảm bảo quyền lợi của người lao động cũng như giảm thiểu những thiệt hại mà người sử dụng lao động phải gánh chịu.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm