Tổng hợp các quy định của pháp luật về thực trạng bạo lực gia đình hiện nay

view 191
comment-forum-solid 0

Bạo lực gia đình là gì? Làm thế nào để chống bạo lực gia đình. Bạn đang ở nhà và bị đánh đạp tàn nhẫn. Bạn không được đối xử như một con người trong chính mái ấm của bạn. Bạn không giám lên tiếng khi bị bạo lực. Vậy hãy cùng mở mang kiến thức về việc này thông qua bài viết dưới đây.

Tổng hợp các quy định của pháp luật về thực trạng bạo lực gia đình hiện nay Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hình sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Bạo lực gia đình là gì?  Ví dụ về bạo hành gia đình

(i) Bạo lực gia đình:

Bạo lực gia đình đã và đang mang tính toàn cầu. Hiện tượng này để lại rất nhiều hậu quả quan trọng. Vấn đề này là vấn đề đáng được lên án nhất hiện nay. 

Nói một cách dễ hiểu là hành vi gây tổn thương từ những người trong gia đình. Có thể là bạo lực thể xác, tinh thần. Để hiểu rõ hơn khái niệm này bạn có thể tra tại khoản 2 điều 1 luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007. Đó chính là hành vi cố ý của thành viên trong gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất tinh thần kinh tế đối với mọi thành viên trong gia đình.

(ii) Một số ví dụ:

Ngược đãi về thể chất: xô đẩy, đánh đập, cào cấu, ném đá, dùng vũ khí, ép buộc quan hệ tình dục.

Ngược đãi về tinh thần: đàn áp, làm nhục mạ, chửi rủa, xúc phạm.

Ngược đãi về kinh tế: nắm giữ tiền bạc của bạn, kiểm soát tiền bạc thu nhập của người trong gia đình. ép thành viên trong gia đình lao động quá sức.

Cưỡng ép: Cưỡng ép tảo hôn, ép cưới, cản trở hôn nhân tự nguyện giữa hai người. ép người trong gia đình ra khỏi chỗ ở.

Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình

Nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình:

Người có hành vi bạo lực gia đình phải chấm dứt ngay hành vi bạo lực, cần có sự tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng. Phải biết thay đổi, chấp hành luật pháp. Nếu gây ra thương tích phải kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị. Cần biết thay đổi chăm sóc nạn nhân bị bạo lực và không tái lại hành vi đó. Bồi thường thiệt hại nếu nạn nhân yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình

Nạn nhân là những người bị tổn hại về sức khỏe, tính mạng, bị xúc phạm về danh dự nhân phẩm do bạo lực gia đình gây nên. Nạn nhân có quyền trình báo lên cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân. yêu cầu cơ quan ngăn chặn, bảo vệ cấm tiếp xúc.

Nạn nhân còn có quyền được cung cấp dịch vụ y tế. Có thể tư vấn về tâm lý, pháp luật. Được bố trí nơi tạm lánh được giữ bí mật về nơi này. Đồng thời nạn nhân phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

Có thể bạn quan tâm: Bạo hành trẻ em trong gia đình

Hành vi bạo lực gia đình sẽ bị xử lý như thế nào?

bạo lực gia đình Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hình sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Hành vi bạo lực gia đình này sẽ bị xử lí như thế nào về mặt hành chính cũng như mặt pháp luật. Đây là câu hỏi được rất nhiều đọc giả quan tâm.

Xử phạt vi phạm hành chính:

Hành vi này bị xử lí hành chính theo các trường hợp sau:

Đối xử tồi tệ với thành viên trong gia đình (Bắt nhịn ăn, uống, không hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân). Bỏ không chăm sóc thành viên trong gia đình là người già, yếu, bệnh tật, tàn tật, phụ nữ có con nhỏ. Hành vi này sẽ bị phạt với mức hành chính từ 1.500.000  đồng đến 2.000.000 đồng.

Đối với hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người trong gia đình. Hành vi này sẽ bị phạt với mức hành chính từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Tiết lộ bí mật đời tư của thành viên trong gia đình. Sử dụng phương tiện truyền thông lăn mạ, xúc phạm nhân phẩm thành viên. Phát tờ rơi quảng cáo hình ảnh xúc phạm danh dự của nạn nhân. Hành vi này sẽ bị phạt với mức hành chính từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.

 Chịu trách nhiệm hình sự:

Trường hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử phạt hành chính nhung không thay đổi mà còn vi phạm. Căn cứ theo Điều 185 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Quy định về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình:

(i) Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình. Thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần. Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

(ii) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu. Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo. Đối với bạo hành trẻ em và những người dưới 16 tuổi. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Xem thêm về: tội làm nhục người khác

Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình

Các biện pháp ngăn chặn, bảo vê cho nạn nhân của bạo lực gia đình sẽ được áp dụng kịp thời. Nhằm chấm dứt hành vi này, giảm thiểu hậu quả do hành vi này gây ra.

Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình. Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình.

Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình.

Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân. Sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân (sau đây gọi là biện pháp cấm tiếp xúc).

Báo cáo lên cơ quan tổ chức có thẩm quyền. Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình.

Cho nạn nhân ở một nơi khác tránh tiếp xúc với người có hành vi bạo lực gia đình để tránh các trường hợp xấu xảy ra.

Có thể bạn quan tâm: Tội vu khống

Một số câu hỏi thường gặp

Ngoài ra vấn đề này còn nhận được một số câu hỏi thường gặp như sau:

Số điện thoại hoặc đường dây nóng bạo hành gia đình là gì?

Hiện tại chưa có đường dây nóng liên hệ. Nếu bạn bị bạo lực nên liên hệ hoặc gửi đơn trình báo trực tiếp lên cơ quan có thẩm quyền hoặc nơi gần nhất như ủy ban nhân dân nơi bạn sống.

Chồng bạo hành vợ bị xử phạt như thế nào?

Vợ chồng thuộc là thành viên trong gia đình vì vậy chồng bạo hành vợ cũng bị xử phạt nặng thì theo luật hình sự, nhẹ thì theo luật hành chính nêu trên theo Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Hành vi bạo hành trẻ em trong gia đình có phải đi tù không? 

Tùy theo mục đích, động cơ, hậu quả của hành vi gây ra, người thực hiện hành vi bạo hành trẻ em có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì vậy tùy theo tính chất mức độ của sự việc sẽ quyết định việc người phạm tội bạo hành trẻ em trong gia đình có phải chịu án tù hay không.

Trên đây là tất cả các nội dung về bạo lực gia đình. Kính mong tất cả mọi người đều biết để tránh. Cũng như những biện pháp để xử lí khi bị bạo lực. Chúng tôi xin cảm ơn tất cả các bạn đã dành thời gian đọc. Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực này, mời bạn đọc tìm hiểu thêm tại Luật hình sự

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật dân sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

Luật sư Nguyễn Hoài Thương

Luật sư Nguyễn Hoài Thương

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-hoai-thuong/ Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương được biết đến là một luật sư, chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, hợp đồng, thương mại, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương gia nhập Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2016 đến nay.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.35836 sec| 1070.461 kb