Nhờ người ký tên hộ hợp đồng mua bán đất có được không?

Bởi Nguyễn Hồng Thúy - 21/01/2020
view 487
comment-forum-solid 0

Nội dung bài viết [Ẩn]

Câu hỏi tư vấn

Bố tôi có 6 người con, 2 bác là liệt sỹ.một bác định cư nước ngoài,một công tác ngoài hà nội. Do già yếu và sống một mình, bà ngoại tôi mất sớm nên năm 1983 ông đã bán lại một nửa đất ở cho bố mẹ tôi về gần.

Năm 1992 nhà tôi đã xây nhà mái bằng và làm ngõ đi chung giứa hai nhà. Và cũng được cấp giấy CNQSH, bác tôi nghỉ hưu non nên cũng về sống với ông tôi( nhà bên cạnh- nửa đất còn lại).năm 1996 gia tình tôi đi kinh tế mới khai hoang tại quảng ninh, nhà đóng cửa để đấy.  Thỉnh thoảng ở quê có việc bố mẹ tôi vẫn về sống tại đây.

Năm nay, bố mẹ tôi về đổi sổ đỏ theo luật mới thì mới biết xã đã cấp cho bác tôi sổ đỏ cắt hết phần ngõ thuộc diện tích của gia đình tôi. Bố mẹ tôi xây rào thì bác tôi ra phá, vu khống bố mẹ tôi cướp đất của ông ngoại. Ông tôi đã mất năm 2001.đòi phải có giấy nhượng đất. Do vợ làm cán bộ phụ nữ nên quen biết trên xã. Xã xuống hòa giải nhưng lại bảo bố tôi sổ đỏ không có giá trị. Còn lừa bố tôi kí vào 1 văn bản giấy, có nội dung công nhận diện tích đất đã bị cắt thiếu hụt (nếu ký là chấp nhận nhà không có ngõ). Vậy xin hỏi luật sư, theo luật thì gia đình tôi phải làm sao?

Luật sư tư vấn

Theo như bạn trình bày thì ông nội bạn có bán một nửa mảnh đất của ông cho bố mẹ bạn vào năm 1985, có hợp đồng chuyển nhượng và chứng thực của UBND xã. Nhưng trong hợp đồng chuyển nhượng thì ông bạn có nhờ người ký tên, trường hợp này bạn cần phải xác định rõ được đối tượng ký tên trên hợp đồng này là ai và người này có thể xác định là tại thời điểm ông bạn nhờ họ ký ,ông nội bạn hoàn toàn minh mẫn và không có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép. Ngoài ra, cần làm rõ tạ thời điểm công chứng hợp đồng này ông nội có cùng bố mẹ bạn ra UBND xã  không? Nếu ông nội bạn có đi cùng tại thời điểm chứng thực thì đây cũng là bằng chứng thể hiện rõ việc mua bán đất này là ông nội bạn hoàn toàn tự nguyện.

Nếu chứng minh được những căn cứ trên thì việc cơ quan nhà nước đã tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bố mẹ bạn năm 1992 là hoàn toàn hợp pháp. Tuy nhiên, năm 1996 gia đình mình chuyển đến địa phương khác sinh sống, thỉnh thoảng mới về thăm quê và đến thời điểm hiện tại khi về cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phát hiện ra phần ngõ chung đã bị người bác lấn chiếm.

Đối với trường hợp này bạn cần phải xác định phần ngõ đi chung trên là do ai tạo lập. Trường hợp căn cứ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên gia đình ghi nhận phần diện tích ngõ thì việc người bác xin cấp sổ đỏ đối với toàn bộ phầ diện tích bao gồm cả ngõ của gia đình bạn là trái quy định của pháp luật.

Tại Điều 12 Luật đất đai 2013 có quy định:

Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm

Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.

Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.”

Tại Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có quy định như sau:

Điều 10. Lấn, chiếm đất

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Ngoài ra, khi xã xuống hòa giải có yêu cầu bố bạn ký vào một biên bản có nội dung công nhận diện tích đất đã bị cắt thiếu hụt , nếu có căn cứ chứng minh rằng tại  thời điểm ký vào biên bản kia bố bạn bị lừa dối thì có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố biên bản này vô hiệu theo Điều 127 Bộ Luật dân sự 2015:

Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì bố mẹ bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nơi có mảnh đất tranh chấp để nhờ Tòa án giải quyết.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.94699 sec| 998.664 kb