Quy chế quản lý nội bộ công ty, một số điểm lưu ý

Bởi Trần Thu Thủy - 01/02/2020
view 2450
comment-forum-solid 0

Quy chế quản lý nội bộ là cách để những lãnh đạo doanh nghiệp thể hiện bản sắc riêng của mình. Giúp văn hóa ứng xử, môi trường làm việc trong công ty trở nên văn minh, lịch sử, hòa nhã, kỷ cương. Các quy chế đó đề ra quy tắc ứng xử, tác phong ăn mặc, mối quan hệ với đồng nghiệp...giúp cho hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp trong mắt khách hàng được nâng lên tầm cao mới.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài 24/7: 1900 6198

1- Định nghĩa?

Ngoài điều lệ, công ty cũng có thể có quy chế quản lý nội bộ. Mỗi doanh nghiệp, dù là doanh nghiệp siêu nhỏ, hoặc doanh nghiệp nhỏ và vừa đều có ít nhất vài ba quy chế để hoạt động. Đối với các công ty có cơ cấu quản trị phức tạp như công ty đại chúng (kể cả công ty đại chúng có quy mô lớn) thì quy chế quản lý nội bộ đặc biệt quan trọng. Nó sẽ quy định chi tiết các nguyên tắc này.

Sau khi hoàn thiện mô hình tổ chức quản trị điều hành, doanh nghiệp phải xây dựng các quy chế quản lý nội bộ. Các quy chế này là khung pháp chế trong nội bộ doanh nghiệp, tất cả các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp giữa người lao động và người lao động, giữa người lao động và ban quản trị điều hành và giữa ban quản trị điều hành với nhau.

Trên thực tế, vai trò của quy chế quản lý nội bộ rất quan trọng và thường quy định chi tiết để áp dụng trong hoạt động hàng ngày của công ty.

Ví dụ: Trong một giao dịch mua bán cổ phần hiện tại giữa các cổ đông, quy chế chuyển nhượng cổ phần, các mẫu văn bản cần được các bên ký và được chứng nhận bởi công ty. Quy chế chuyển nhượng cổ phần của nhiều công ty quy định mẫu của hợp đồng mua bán cổ phần và các bên có liên quan cần sử dụng mẫu chứ không thể thỏa thuận một hợp đồng hoàn toàn khác với mẫu theo quy định của công ty. Ngoài ra, hợp đồng mua bán cổ phần có thể cũng cần được chứng nhận bởi chủ tịch hội đồng quản trị của công ty.

2- Tầm quan trọng?

"Quốc có quốc pháp, gia có gia quy", quy chế quản lý nội bộ được xem như "pháp luật" của mỗi doanh nghiệp, là nền tảng để xây dựng và quản lý một tổ chức phát triển bền vững, văn minh và tiến bộ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các doanh nghiệp vẫn chưa dành nhiều sự quan tâm đến quy chế quản lý nội bộ hoặc không đủ khả năng để xây dựng nên hệ thống quy chế quản lý nội bộ đầy đủ và rõ ràng.

Trách nhiệm, quyền hạn, quy chế phối hợp của ban lãnh đạo và giữa các bộ phận không rõ ràng, chồng chéo khiến bộ máy hoạt động không hiệu quả, chậm chạp; các nguyên tắc làm việc và ứng xử trong doanh nghiệp không được thiết lập khiến môi trường làm việc không văn minh, kỷ luật; các quy định về sử dụng tài chính, tài sản không được minh bạch có thể khiến thất thoát thu chi trong doanh nghiệp; các chuẩn mực quan hệ với đối tác, khách hàng không được xác lập có thể khiến hình ảnh của doanh nghiệp khó xây dựng và giữ gìn, các quy định về lao động, tiền lương, giờ giấc, an toàn lao động, chế độ đãi ngộ không được xây dựng đầy đủ chính là nguyên nhân làm phát sinh rất nhiều tranh chấp lao động v.v...

Đây là những vấn đề mà hằng ngày rất nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt. Thay vì để khi xảy ra vấn đề mới giải quyết thì việc đề ra hệ thống các quy chế chính là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất.

3- Vai trò?

Quy chế quản lý nội bộ giúp quản lý điều hành nội bộ công ty dễ dàng hơn, mọi cá nhân, tập thể, đơn vị, phòng ban trong doanh nghiệp đều có thể ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như quyền lợi của mình thông qua các quy định tại quy chế, từ đó đảm bảo việc thực thi cũng như hoạt động của cả một hệ thống trở nên trôi chảy, không bị chồng chéo.

Quy chế công ty giúp tiết kiệm thời gian trong việc quản lý, điều hành công ty của ban lãnh đạo. Thay vì phải sâu sát, thì việc ban hành quy chế quản lý nội bộ đến tận từng nhóm nhân viên, phòng ban cũng có sức mạnh tương đương với lời nói.

Quy chế quản lý nội bộ giúp quản lý tốt nguồn lực của công ty. Những quy chế quản lý nội bộ về tài chính, thu chi, về lương thưởng cho lao động chính là vũ khí đắc lực để quản lý nguồn vốn cũng như chế độ tài chính kế toán, tránh lãng phí, thất thoát...Những quy chế dành cho nhân viên cũng là vũ khí để bảo vệ nguồn lực con người, đặt được đúng người vào đúng vị trí, đúng sở trường để phát huy thế mạnh, tiềm năng của mỗi nhân viên.

Quy chế quản lý nội bộ giúp văn hóa ứng xử, môi trường làm việc trong công ty trở nên văn minh, lịch sử, hòa nhã, kỷ cương nhưng lại thoải mái vì nó trực tiếp đề ra quy tắc ứng xử, tác phong ăn mặc, mối quan hệ với đồng nghiệp...; giúp cho hình ảnh doanh nghiệp trong mắt khách hàng được nâng lên tầm cao mới.

Quy chế quản lý nội bộ cũng chính là cách để doanh nghiệp xây dựng bản sắc cho riêng mình. Pháp luật không quy định nội dung cũng như hình thức của quy chế quản lý nội bộ, vì vậy mỗi doanh nghiệp được phép xây dựng hệ thống quy chế quản lý nội bộ mang màu sắc riêng của mình, miễn là vẫn phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

4- Tính thông dụng

Thông thường, trong doanh nghiệp có các quy chế thông dụng như sau: Quy chế hoạt động của hội đồng quản trị/hội đồng thành viên, ban điều hành, ban kiểm soát; (ii) Quy chế tài chính doanh nghiệp; (iii) Quy chế bảo mật thông tin kinh doanh; (iv) Quy chế chuyển nhượng cổ phần; (v) Quy chế nhân sự và tiền lương; (iv) Quy chế đào tạo; (vi) Quy chế văn hóa doanh nghiệp; (vi) Các văn bản phân cấp quản trị điều hành khác trong doanh nghiệp như: Quy chế hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện;

5- Ảnh hưởng của số lượng thành viên/cổ đông trong việc xây dựng quy chế

Bên cạnh yếu tố vốn, con người là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mô hình và chất lượng quản lý nội bộ của doanh nghiệp. Số lượng chủ sở hữu quyết định việc xây dựng một số quy chế quản lý nội bộ của doanh nghiệp.

Ví dụ: Trong trường hợp chỉ có một chủ sở hữu, doanh nghiệp không cần phải xây dựng quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên. Trường hợp công ty có số lượng hơn 11 cổ đông là cá nhân hoặc cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần thì cần xây dựng quy chế của Ban kiểm soát.

6- Yêu cầu, thách thức

Khi xây dựng, soạn thảo quy chế quản lý nội bộ công ty cần phải đạt được các yêu cầu sau: (i) xây dựng bộ máy quản lý của doanh nghiệp phải gọn nhẹ, linh hoạt để giảm thiểu chi phí công ty; (ii) tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp phải bảo đảm khả năng tham gia của các chủ sở hữu doanh nghiệp và bảo vệ tốt nhất quyền lợi của họ; (iii) tổ chức quản lý nội bộ phải tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý, điều hành công ty; (iv) tổ chức quản trị điều hành phải đảm bảo vai trò độc lập theo chế độ một thủ trưởng với vai trò trung tâm của giám đốc điều hành.

7- Nội dung cần thiết

Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên thường có các nội dung như: (i) Điều kiện và cách thức bầu/bổ nhiệm các chức danh quản trị điều hành; (ii) Thời hạn nhiệm kỳ, nguyên tắc bãi nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, khen thưởng; (iii) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nguyên tắc làm việc; (iv) Mối quan hệ với các thành viên khác hoặc bộ phận khác trong công ty; (v) Cách thức triệu tập cuộc họp và phương thức họp...

Văn bản hướng dẫn quy của phòng ban chuyên môn: Thông thường, để soạn thảo văn bản này cần có chuyên môn sâu về lĩnh vực này. Khi soạn thảo cần xây dựng trước các nội dung cơ bản, nguyên tắc, chi tiết của các quy chế vè soát xét đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.

8- Quy trình ban hành/thông qua quy chế quản lý nội bộ công ty

Không giống như điều lệ, các quy chế quản lý nội bộ không cần nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Các quy chế này có thể xây dựng và hoàn tất dần dần trong quá trình hoạt động sau khi công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các quy chế thường do Chủ sở hữu hoặc Giám đốc ban hành. Trong công ty TNHH hai thành viên do Hội đồng thành viên/Giám đốc ban hành, thông qua. Trong công ty cổ phần, quy chế hoạt động của hội đồng quản trị và quy chế hoạt động của ban kiểm soát thường do đại hội đồng cổ đông thông qua hoặc do chính hội đồng quản trị và ban kiểm soát thông qua. Các quy chế quản lý nội bộ khác do hội đồng quản trị thông qua (theo khoản 2 điều 149 Luật Doanh nghiệp năm 2014).

9- Vai trò của luật sư trong xây dựng quy chế quản lý quản lý nội bộ

Với những luật sư có trình độ, kinh nghiệm, có uy tín có thể đưa lại các dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng trong xây dựng quy chế quản lý quản lý nội bộ, cụ thể như sau: (i) Luật sư hướng dẫn doanh nghiệp ứng xử đúng pháp luật với mục đích điều chỉnh mối quan hệ giữa cổ đông, thành viên góp vốn, Hội đồng quản trị, Giám đốc, người lao động hoặc những người có liên quan khác và các biện pháp để họ thực hiện lợi ích của mình; (ii) Đảm bảo quy chế ban hành được áp dụng hiệu quả; (iii) Xem xét sà soát và chỉnh sửa các quy chế phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp.

 

Luật sư Nguyễn Hoài Thương - Luật sư Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

10- Dịch vụ xây dựng quy chế quản lý nội bộ công ty

Việc xây dựng các quy chế quản lý nội bộ phù hợp với tính chất của từng doanh nghiệp cũng như phù hợp với quy định của pháp luật là điều không dễ dàng, bởi vì bản thân người xây dựng ra quy chế cần phải hiểu rõ cả doanh nghiệp lẫn pháp luật. Công ty Luật TNHH Everest với những luật sư dày dặn kinh nghiệm, khách hàng của chúng tôi chủ yếu là doanh nghiệp nên chúng tôi có thể hiểu rõ các vấn đề pháp lý thường xảy ra trong quản lý nội bộ công ty. Vì thế công ty Luật TNHH Everest tự tin sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được hệ thống quy chế đầy đủ, chính xác và hiệu quả nhất.

Quy trình tư vấn để xây dựng, soạn thảo của công ty Luật TNHH Everest gồm các bước:

Bước 1. Nhận các tài liệu, hồ sơ của doanh nghiệp và các quy chế hiện tại (nếu có

Bước 2. Nghiên cứu và đánh giá hiện trạng về các vấn đề trong mô hình quản lý doanh nghiệp và hệ thống các văn bản quản lý nội bộ hiện hành của doanh nghiệp.

Bước 3. Xây dựng và thống nhất với doanh nghiệp bản đề cương các quy chế

Bước 4. Soạn thảo bản quy chế và gửi cho doanh nghiệp

Bước 5. Tiếp nhận ý kiến đóng gó của doanh nghiệp, trong trường hợp cần thiết có thể tổ chức cuộc họp bàn với doanh nghiệp để thống nhất.

Bước 6. Hoàn thiện các quy chế để Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/chủ sở hữu doanh nghiệp ký quyết định ban hành/thông qua.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.16009 sec| 1046.648 kb