Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Nguyễn Thị Ngân – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài pháp luật (24/7): 1900 6198
Theo quy định hiện nay, quá trình tách thửa đất chính là quy trình phân chia quyền sở hữu đất đai từ một người đứng tên, chịu trách nhiệm sang nhiều đối tượng khác nhau. Việc tách thửa phải được thực hiện theo đúng những quy định của pháp luật.
Để tìm hiểu thêm các thông tin liên quan về thửa đất nói chung, xem thêm tại: Quy định về thửa đất – hiểu thế nào cho đúng luật!
Theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, nếu cá nhân hoặc hộ gia đình muốn thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp hay tặng cho quyền sử dụng đất thì cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
(1) Đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền cấp. Trừ một số trường hợp quy định tại Khoản 3, điều 186 và Khoản 1 Điều 168 của bộ luật này.
(2) Đất đang trong thời hạn sử dụng và không có bất kỳ tranh chấp nào
(3) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án hoặc thế chấp.
Mặt khác, theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP):
“Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc người có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư”.
Như vậy, ngoài các điều kiện về đất thì để được tách thửa phải có sự đồng ý của những thành viên khác có quyền sử dụng đất.
Xem thêm các vấn đề liên quan tại tách thửa đất tại: Khi tách thửa đất cần chuẩn bị những giấy tờ gì
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm