Quy định pháp luật về mã số, mã vạch

Bởi Trần Thu Thủy - 07/01/2020
view 1071
comment-forum-solid 0
Thủ tục đăng ký mã số mã vạch. Muốn có mã số mã vạch trên hàng hoá để xuất khẩu hay bán tại các siêu thị, để quản lý hàng hóa thì trước tiên doanh nghiệp phải gia nhập EAN Việt Nam. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của doanh nghiệp khi áp dụng mã số mã vạch là quản lý mã mặt hàng (mã I) của mình theo nguyên tắc mỗi mã số tương ứng với một loại sản phẩm duy nhất.

Khái niệm mã số, mã vạch của sản phẩm, hàng hóa

Mã vạch (Barcode) theo định nghĩa là phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin bằng một lọai ký hiệu gọi là ký mã vạch (Barcode symbology). Ký mã vạch hay gọi tắt cũng là mã vạch, là 1 ký hiệu tổ hợp các khoảng trắng và vạch thẳng để biểu diễn các mẫu tự, ký hiệu và các con số. Sự thay đổi trong độ rộng của vạch và khoảng trắng biểu diễn thông tin số hay chữ số dưới dạng mà máy có thể đọc được.

Mã số mã vạch được thu nhận bằng một máy quét mã vạch, là một máy thu nhận hình ảnh của mã vạch in trên các bề mặt và chuyển thông tin chứa trong mã vạch đến máy tính hay các thiết bị cần thông tin này. Nó thường có một nguồn sáng kèm theo thấu kính, để hội tụ ánh sáng lên mã vạch, rồi thu ánh sáng phản xạ về một cảm quang chuyển hóa tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện. Ngày nay, với việc phát triển của điện thoại, thì bất cứ ai cũng có thể kiểm tra được thông tin mã hóa trên mã số, mã vạch thông qua chiếc điện thoại của mình.

Tính ưu việt của mã số, mã vạch

- Hiệu suất : Nhận dạng tự động thay thế ghi chép bằng tay nên giúp giảm nhân công, tiết kiệm thời gian, dẫn đến tăng hiệu suất công việc.

- Chính xác: với cấu trúc được tiêu chuẩn hoá, an toàn và đơn giản Mã số Mã vạch cho phép nhận dạng chính xác vật phẩm và dịch vụ, thay thế khâu “nhập” và “truy cập” dữ liệu bằng tay, do đó cho “kết quả” chính xác, không nhầm lẫn.

- Thông tin nhanh: Mã số mã vạch giúp thu thập và cung cấp thông tin nhanh, giúp cho các nhà kinh doanh và quản lý có thể có những quyết định đúng đắn và kịp thời trong hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý.

- Thoã mãn khách hàng: Do tính hiệu suất, chính xác, thông tin nhanh, Mã số mã vạch giúp đáp ứng khách hàng về mặt thời gian, số lượng hàng, chủng loại, về chất lượng hàng và dịch vụ, tính tiền nhanh và chính xác, hướng dẫn lựa chọn hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu.

Bên cạnh đó, Công nghệ Mã số mã vạch còn là vũ khí cạnh tranh hữu hiệu trong kinh doanh, nâng cao lợi ích kinh tế và uy tín thương mại của Doanh nghiệp vì:

+ Do có những tính ưu việt trên, Mã số mã vạch EAN được chấp nhận ở mọi điểm trong “chuỗi cung ứng” quốc tế và trong mỗi quốc gia thành viên.

+ Trong dịch vụ trao đổi thông tin điện tử, Mã số mã vạch là ngôn ngữ quốc tế để soạn thảo các gói tin (messages) về đơn hàng, vận chuyển, thanh toán, nghiên cứu thị trường, đối tác, khiếu nại... Đây là điều kiện không thể thiếu được và là một thách thức với các bên tham gia vào thư-ơng mại điện tử toàn cầu.

+ Do đáp ứng được yêu cầu khách hàng, Mã số mã vạch có thể tạo điều kiện mở rộng thị phần, tham gia vào thị trường quốc tế và đẩy mạnh kinh doanh xuất nhập khẩu.

Ngoài ra, Mã số mã vạch cũng là công cụ hữu ích trong việc quản lý hoạt động nội bộ của Doanh nghiệp như: theo dõi và điều hành quá trình xuất nhập nguyên vật liệu; quản lý kho; quản lý nhân sự, quản lý vốn kinh doanh..

Làm thế nào để có mã số mã vạch trên sản phẩm?

Muốn có mã số mã vạch trên hàng hoá để xuất khẩu hay bán tại các siêu thị, trước tiên các doanh nghiệp phải đăng ký với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam) để được cấp mã doanh nghiệp GS1. Sau đó, doanh nghiệp tự lập mã mặt hàng cho từng sản phẩm của mình. Thủ tục đăng ký sử dụng MSMV được quy định tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006. Để được sử dụng và duy trì sử dụng mã số doanh nghiệp GS1, doanh nghiệp sẽ phải đóng phí đăng ký và phí duy trì hàng năm.

Căn cứ quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành "Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch", Thông tư số 88/2002/TT-BTC ngày 2/10/2002 của Bộ Tài chính về việc "Qui định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp MSMV” và Thông tư số 36/2007/TT-BTC ngày11/4/2007 sửa đổi bổ sung Thông tư 88/2002/TT-BTC ngày 02/10/2002 của Bộ Tài chính.

  1. Hồ sơ gồm có:

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập

+ Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN (theo mẫu quy định)

+ Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam (theo mẫu quy định)

+ Bản đăng ký sử dụng MSMV (theo mẫu quy định)

  1. Nộp hồ sơ tại:

- Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam/ Chi cục Tiêu chuần Đo lường Chất lượng

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.20316 sec| 993.555 kb