Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp

Bởi Trần Thu Thủy - 16/01/2020
view 1202
comment-forum-solid 0

Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp là một trong những quyền hiến định, đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên hiện nay việc tự do kinh doanh của doanh nghiệp gặp một số rào cản nhất định.

- Quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh.

Quyền tự do kinh doanh lần đầu tiên được ghi nhận chính thức tại Điều 57 của Hiến pháp năm 1992. Kế thừa tinh thần đó, Điều 33 Hiến pháp năm 2013 khẳng định người dân có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Cụ thể hóa, Khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về quyền của doanh nghiệp như sau: "Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm"và Luật Đầu tư năm 2014 khẳng định doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.

Quyền tự do kinh doanh về cơ bản được cụ thể hóa qua một số quyền như quyền tự do thành lập doanh nghiệp, lựa chọn ngành nghề kinh doanh, quyền tiếp cận thị trường, quyền bình đẳng, tự do cạnh tranh lành mạnh, quyền được đảm bảo sở hữu tài sản của doanh nghiệp. Mục tiêu Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Đầu tư năm 2014 là đơn giản hóa điều kiện, thủ tục cấp phép, dỡ bỏ hàng loạt hạn chế, bất cập của quy định cũ, mở rộng các nhóm quyền tự quyết của doanh nghiệp.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 hiện nay gia tăng các quyền của doanh nghiệp, bao gồm điều tiết nguồn vốn trong kinh doanh, tăng giảm vốn điều lệ, quyền tự do biểu quyết, một doanh nghiệp có nhiều hơn một chức danh giám đốc, quyền được giữ chức danh giám đốc đồng thời cho nhiều doanh nghiệp, quyền tự khắc và quản lý con dấu. Nhà đầu tư nước ngoài có quyền lựa chọn phương thức bảo hộ, giải quyết các tranh chấp đầu tư ngoài hệ thống cơ quan tư pháp tòa án của một quốc gia, như được chọn cơ chế giải quyết theo trọng tài thương mại quốc tế, cơ chế giải quyết tranh chấp bảo hộ đầu tư (ISCID)...

Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng đã bỏ tội danh kinh doanh trái phép. Nhà nước chủ trương tránh hình sự hóa các quan hệ kinh tế - dân sự, tôn trọng và bảo đảm nguyên tắc người dân, doanh nghiệp được kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm. Thực tế, khi áp dụng Điều 159 Bộ Luật Hình sự năm 1999, rủi ro pháp lý có thể xảy ra cho bất kỳ chủ doanh nghiệp kinh doanh đa năng, đa ngành nào, vì nguy cơ dễ bị “xét nét” và đối mặt tội danh kinh doanh không có đăng ký hoặc kinh doanh không đúng nội dung đã đăng ký.

- Quy định về đăng ký ngành nghề kinh doanh có thích hợp?

Hiện nay, việc đăng ký ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp vẫn gặp vướng mắc về việc thủ tục buộc phải mã hóa ngành nghề dựa vào Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam. Theo Quyết định 337/QĐ-BKH về ban hành quy định nội dung hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam ngày 10/04/2007. Và căn cứ theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 6-7-2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp tại điều 7.5 quy định đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.

Tuy vậy, không ít nhà đầu tư gặp khó khăn nếu chọn kinh doanh những ngành nghề không thuộc danh mục ban hành. Yêu cầu “mã hóa” ngành nghề kinh doanh tương thích với hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam là một cản trở đối với doanh nghiệp khi mở rộng đầu tư theo nhu cầu của mình.

Nếu Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã ghi nhận quyền Tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà luật không cấm, việc quy định tương tự như yêu cầu đăng ký kinh doanh ngành nghề tương thích với quy định Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam có lẽ không còn tương thích.

- Giải pháp tháo gỡ, thực thi quyền tự do kinh doanh.

Do đặc thù phát triển mỗi nước khác nhau, mỗi quốc gia có những quan tâm khác nhau, trình độ phát triển kinh tế-xã hội khác nhau, nên luật pháp luôn có độ vênh nhất định. Tuy nhiên, một khi chọn hội nhập, hệ thống pháp luật nội địa buộc phải tương thích với các cam kết, điều ước, hiệp định thương mại quốc tế.

Việt Nam tiếp tục phải tháo dỡ các rào cản từ khung pháp lý đến thể chế. Chính phủ, bộ ban ngành cần quyết liệt hơn cho “khai tử” hệ thống giấy phép con, giảm mệnh lệnh hành chính ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.

Đảm bảo quyền tự do kinh doanh thực chất là yêu cầu giải phóng năng lực cho doanh nghiệp trong môi trường đầu tư đòi hỏi có hệ thống chính sách dễ tiếp cận, thân thiện, nhất quán và minh bạch. Giải phóng quyền này thành công hay không, phần lớn phụ thuộc vào quyết tâm của Việt Nam thực hiện triệt để đến đâu phương châm không mới “Công dân được làm những gì pháp luật không cấm, viên chức chỉ được làm những gì pháp luật cho phép”. Có như vậy, doanh nghiệp, người dân mới có thể tin rằng những quyết định “hình sự hóa” sẽ sớm thành “án lệ xấu”, để không bao giờ có cơ hội lặp lại.

Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

- Dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

Luật sư có thể cung cấp tư vấn pháp luật (hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của khách hàng) trong tất cả các lĩnh vực pháp luật. Có thể liệt kê lĩnh vực pháp lý mà Công ty Luật TNHH Everest thường xuyên cung cấp tư vấn cho khách hàng doanh nghiệp:

(i) Pháp luật về doanh nghiệp: thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp;

(ii) Pháp luật về đầu tư: hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài được điều chỉnh bởi pháp luật đầu tư;

(iii) Pháp luật về thương mại: mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác;

(iv) Pháp luật về lao động: tiêu chuẩn lao động, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động và các quan hệ liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động;

(v) Các lĩnh vực pháp lý phổ biến khác được chúng tôi thường xuyên cung cấp tư vấn cho khách hàng doanh nghiệp, như: sở hữu trí tuệ, an sinh xã hội; giao dịch, hợp đồng; thuế, kế toán; ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm; xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản…

Hệ thống các đối tác liên quan đến lĩnh vực lao động như: các công ty cung cấp và quản lý nhân sự chuyên nghiệp, các phần mềm quản lý nhân sự, tư vấn doanh nghiệp… chúng tôi có thể hỗ trợ khách hàng các giải pháp tổng thể.

Mạng lưới chi nhánh, đại lý tại Hà Nội, Hồ Chí Minh…, cùng với việc áp dụng công nghệ, xây dựng các gói dịch vụ pháp lý đa dạng, chúng tôi có thể đáp ứng được nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng với chất lượng tốt, thời gian nhanh và chi phí hợp lý.

Xem thêm:

– Khuyến nghị của công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.63430 sec| 1022.445 kb