Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động là quyền của người sử dụng lao động và người lao động trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động.
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198
Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
Ngoài ra trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, người sử dụng lao động hay người lao động đều có quyền đề xuất việc sửa đổi, bổ sung bất kỳ nội dung nào của hợp đồng lao động. Bên nào có yêu cầu phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung để bên kia nghiên cứu và chuẩn bị cho việc đàm phán, thương lượng về những nội dung yêu cầu đó.
Trường hợp hai bên thống nhất được việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động thì sẽ được thực hiện bằng một phụ lục hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới để thay thế.
Trên thực tế, thường các bên sẽ sử dụng phụ lục hợp đồng trong trường hợp sửa đổi, bổ sung một hoặc một số điều khoản nhất định của hợp đồng lao động đang thực hiện mà không ảnh hưởng tới các điều khoản khác; trường hợp có sự thay đổi căn bản nội dung của hợp đồng hoặc để xử lý triệt để về mặt kỹ thuật soạn thảo và tra cứu hợp đồng hai bên sẽ ký hợp đồng lao động mới để thay thế.
Xem thêm tại: Giúp việc gia đình bị tai nạn lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Hậu quả pháp lý của việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động cần được xem xét ở cả hai trường hợp: trường hợp hai bên thống nhất được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động và trường hợp hai bên không thống nhất được việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Hai bên sẽ thực hiện theo các thỏa thuận đã đạt được ghi trong phụ lục hoặc theo hợp đồng lao động mới. Yêu cầu đặt ra là những thỏa thuận này không được trái pháp luật, đạo đức xã hội và thỏa ước lao động tập thể hợp pháp (nếu có).
Nội dung này không có hiệu lực thi hành, các bên phải thực hiện các nội dung tương ứng trong các văn bản quy phạm pháp luật hoặc thỏa ước lao động tập thể.
Hai bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết. Về lý thuyết và thực tiễn, nếu không thỏa thuận được để thay đổi quyền, nghĩa vụ thì có thể phát sinh bất đồng giữa hai bên. Trong trường hợp đó, các bên đã có một xung đột tranh chấp về lợi ích. Nếu có việc yêu cầu giải quyết thì xung đột đó được giải quyết theo quy định về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
Xem thêm tại: Đăng ký thành lập Công ty Cổ phần
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm