Thắc mắc về hành lang an toàn đường bộ và lộ giới

Bởi Nguyễn Hồng Thúy - 18/01/2020
view 779
comment-forum-solid 0

Nội dung bài viết [Ẩn]

Câu hỏi tư vấn

Hiện nay gia đình em có mua một thửa đất và cần được tách sổ nhưng hồ sơ bị sở Tài Nguyên  trả về vì chủ của mảnh đất có phần đất mặt đường là 11.33m và bán lại cho nhà em 7.33m, còn lại 4m (mặt đường). Sở giải thích lí do hồ sơ bị trả về là đối với diện tích có đường DT 759 đi qua, hành lang lộ giới 16m từ tim nên muốn được tách thửa thì diện tích còn lại phải có cạnh nhỏ nhất 5m mới được tách sổ. Luật Minh Gia cho em hỏi:

Phần đất nhà em đã mua có được tách sổ không ạ?

Hành lang bảo vệ đường bộ là gì? Hành lang lộ giới 16m từ tim gồm những phần đất nào ạ?

Lộ giới đường bộ là gì? Lộ giới đường bộ của con đường có hành lang lộ giới 16m từ tim vào là bao nhiêu m ạ?

Luật sư tư vấn

Thứ nhất, về điều kiện để tách thửa:

Theo khoản 2 điều 143, và khoản 2 điều 144 Luật Đất Đai 2013 quy định về điều kiện tách thửa như sau:

Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương”.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở”.

Như vậy, Để được tách thửa thì mảnh đất của bạn phải thỏa mãn điều kiện diện tích tối thiểu để được tách thửa theo quy định của từng địa phương để đảm bảo quy định, quy hoạch chung đối với quỹ đất của từng địa phương. Do bạn chưa cung cấp thông tin là mảnh đất thuộc địa phận của địa phương nào nên chúng tôi không thể tư vấn cho bạn cụ thể là mảnh đất có đủ điều kiện về diện tích tối thiểu để được tách thửa hay không. Để biết về thông tin này bạn đến Ủy ban nhân dân địa phương xin thông tin.

Thứ hai, theo khoản 5 điều 3 Luật Giao Thông đường bộ 2008 quy định về hành lang an toàn đường bộ như sau:

Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ”.

Trong đó: “Đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.”

Nghĩa là, hành lang an toàn là phạm vi tính từ đất của đường bộ trở ra hai bên, phạm vi của hành lang an toàn được quy định tại điều 15 Nghị định 11/2010/NĐ-CP của chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Đối với đường ngoài đô thị: căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn của đường có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra hai bên là:

47 mét đối với đường cao tốc;

17 mét đối với đường cấp I, cấp II;

13 mét đối với đường cấp III;

09 mét đối với đường cấp IV, cấp V;

04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V.

Đối với đường đô thị, bề rộng hành lang an toàn được tính từ mép đường đến chỉ giới xây dựng của đường theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với đường cao tốc đô thị, bề rộng hành lang an toàn là 40 mét.

Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang an toàn đường sắt thì phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang an toàn cho đường sắt, nhưng ranh giới hành lang an toàn dành cho đường sắt không được chồng lên công trình đường bộ.

Trường hợp đường bộ, đường sắt liền kề và chung nhau rãnh dọc thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía nền đường cao hơn, nếu cao độ bằng nhau thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía đường sắt.

Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ đường thủy nội địa thì ranh giới hành lang an toàn là mép bờ tự nhiên.”

Lộ giới là cách chỉ điểm cuối chiều rộng của con đường tính từ tim đường sang hai bên (hay nói dễ hiểu hơn là từ tim đường sang một bên đường). Cọc lộ giới ở hai bên đường là để cảnh cáo người dân không được xây dựng các công trình kiên cố trong phạm vi mốc lộ giới. Theo Luật xây dựng 2014, lộ giới còn được hiểu là Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép người dân được xây dựng công trình chính trên thửa đất đó.

Như vậy, hành lang lộ giới 16m tính từ tim là chiều rộng (16m) tính từ tim đường sang 1 bên đường bộ (trong đó đường bao gồm cả công trình đường được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường để quản lý).

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.20609 sec| 998.633 kb