Nội dung bài viết [Ẩn]
Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Trần Thị Thu Hoài - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 19006198
Bộ luật lao động năm 2019 có hiệu lực đã thay đổi quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động. Pháp luật hiện hành chia làm 2 trường hợp người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:
(i) Không cần lý do nhưng phải báo trước với người sử dụng lao động
Cụ thể Khoản 1 Điều 35 Bộ luật lao động năm 2019 quy định: "1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau: a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng; d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ".
Theo quy định trên, người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng vì bất cứ lý do nào và chỉ cần đảm bảo về thời gian báo trước cho người sử dụng lao động. Tùy thuộc vào loại hợp đồng lao động mà thời hạn báo trước là khác nhau. Quy định này nhằm đảm bảo để người sử dụng lao động có đủ thời gian tìm kiếm nhân sự mới.
Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012, chỉ có người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn mới được đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần lý do nhưng cũng phải đáp ứng việc báo trước 45 ngày.
(ii) Cần có lý do và không phải báo trước với người sử dụng lao động
Theo Khoản 2 Điều 35 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về người lao động được quyền chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước khi có các lý do sau:
Thông báo trước đối với lao động nghỉ việc không có lý do là nghĩa vụ của người lao động để đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật. Pháp luật quy định về thời hạn báo trước một mặt bảo đảm quyền lợi của người sử dụng lao động một mặt nhằm hạn chế việc người sử dụng lao động lợi dụng quy định này để quy định thời hạn báo trước dài hơn thời hạn pháp luật quy định.
Do vậy, trong trường hợp người sử dụng lao động vận dụng về thời hạn báo trước này của người lao động và xem đây là nghĩa vụ của người lao động thông qua việc yêu cầu người lao động phải thông báo trước cho người sử dụng lao động một thời gian dài hơn yêu cầu của luật định thì yêu cầu này được xem là đi ngược lại với quy định pháp luật.
Xem thêm:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm