Thưởng tết là một khoản tiền nhằm khích lệ cho người lao động đã có một năm làm việc chăm chỉ, cố gắng. Thưởng tết căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định như sau: Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Theo đó, việc thưởng cho người lao động sẽ do người sử dụng lao động quyết định dựa trên kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn thưởng hoặc không thưởng tết cho người lao động. Đặc biệt, do ảnh hưởng của Covid-19 năm vừa qua khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ.
Theo Điều 103 Bộ luật Lao động năm 2012: "Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động..."
Kể từ ngày 01/01/2021 Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực, có quy định "Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động..."
Do đó, người lao động có thể được thưởng tết bằng hiện vật hoặc các hình thức khác thay vì bằng tiền. Trên thực tế hiện nay, không ít doanh nghiệp thưởng tết cho người lao động đã sử dụng các hình thức như chuyến du lịch, vé tàu xe để về quê hoặc các hiện vật có giá trị như đồ gia dụng, xe máy, ô tô,…
Tuy nhiên, người lao động cũng không cần lo lắng về doanh nghiệp tùy tiện thưởng cho người lao động bởi mặc dù quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định nhưng vẫn phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Đồng thời, doanh nghiệp phải công khai quy chế thưởng tại nơi làm việc, nếu không công khai sẽ bị phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng (theo điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP).
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Căn cứ khoản 3 Điều 30 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác:
(i) Tiền thưởng, tiền thưởng sáng kiến;
(ii) Tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
(iii) Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
(iv) Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.
Như vậy, tiền thưởng tết của người lao động sẽ không làm căn cứ tính đóng bảo hiểm xã hội. Do đó, người lao động sẽ được hưởng toàn bộ số tiền thưởng tết mà không phải trích để đóng bảo hiểm xã hội.
Theo khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, sửa đổi năm 2012: Thu nhập từ tiền lương, tiền công được xác định là thu nhập chịu thuế. Trong đó bao gồm tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC.
Mặc khác, tiền thưởng được xác định trên cơ sở kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động, đây được xem là khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công.
Vì vậy, thưởng tết được coi là khoản thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, người lao động chỉ phải nộp thuế thu nhập cá nhân nếu có thu nhập tính thuế (thu nhập cao).
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm