Nhà nước kiểu tư bản có thể nói là một trong kiểu nhà nước bóc lột hoàn thiện nhất so với nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến. Đây là kiểu nhà nước tồn tại và thành lập dựa trên chế độ tư hữu tuy nhiên nó vẫn sẽ có những mặt hạn chế về lịch sử. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Nói một cách dễ hiểu nhà nước tư bản là người đại diện chính thức của toàn xã hội, bộ máy duy trì trật tự của toàn xã hội, có giai cấp, điều hòa các mối quan hệ của xã hội trên lĩnh vực quốc gia - dân tộc. Tính xã hội của nó được phát triển sâu rộng hơn bất kì nhà nước tư nào bởi nhà nước tư sản được hình thành dựa trên một hình thái kinh tế - xã hội tiến bộ và nền văn minh nhân loại phát triển cao hơn.
Nhà nước tư sản có những đặc điểm chính như sau: Nguyên tắc chủ quyền nhà nước được thiết lập trên danh nghĩa thuộc về nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân; bầu cử lập nên các cơ quan lập pháp - cơ quan đại diện của các tầng lớp dân cư trong xã hội; áp dụng nguyên tắc phân chia quyền lực và kiềm chế, đối trọng giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; trong công tác bầu cử nghị viện và tổng thống nhà nước tư sản thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng trong. Bên cạnh đó hình thức chính thể phổ biến của nhà nước tư sản là cộng hòa và quân chủ lập hiến.
Cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản được hiểu là quan hệ sản xuất giữa các nhà tư bản và các công nhân lao động hay còn gọi là những người làm thuê hay nói chung lại đó là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Dưới hình thức này các tư liệu sản xuất khá đa dạng điển hình như: nhà máy, công trường, hầm mỏ, đồn điền, tiền... Những tư liệu này đều thuộc sở hữu của các nhà tư bản. Những người nông dân, nhân dân lao động,... không có tư liệu sản xuất phải bán sức lao động của mình cho nhà tư bản để kiếm sống. Cơ sở xã hội của nhà nước tư sản là quan hệ giữa các giai cấp tầng lớp trong xã hội mà cốt lõi là quan hệ giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản. Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, nhà nước tư sản đã phát triển qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có những đặc thù riêng
Quyền tư hữu được coi là quyền bất khả xâm phạm trong nhà nước tư sản. Cùng với bộ máy bạo lực và thông qua pháp luật nhà nước tư bản đã thiết lập và bảo vệ quyền tư hữu của mình. Ở mỗi hoàn cảnh khác nhau nhà nước tư bản sẽ thực hiện chức năng này khác nhau. Thứ hai trấn áp các giai cấp bị trị về mặt chính trị. Đây là hoạt động thường xuyên của nhà nước tư sản nhằm bảo vệ địa vị thống trị của mình. Giai đoạn đầu nhà nước tư bản sử dụng bộ máy bạo lực để bảo vệ địa vị thống trị của mình tuy nhiên ngày nay nhà nước tư bản thể hiện nó ở một mức độ tinh vi hơn dưới nhiều hình thức ngụy trang như: quy định các hình thức, thể thức ứng cử, bảo cử,.. nhưng chung quy lại vẫn duy trì sự đàn áp của mình để bảo vệ quyền lợi. Ngoài ra nhà nước tư bản còn trấn áp giai cấp bị trị về mặt tư tưởng. Mặc dù nhà nước tư bản luôn tuyên truyền về tinh thần dân chủ đa nguyên nhưng thực ra nhà nước tư bản luôn tìm mọi cách để đảm địa vị độc tôn của ý thức hệ tư sản, ngăn cản việc truyền bá những tư tưởng cách mạng, tiến bộ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Các hoạt động này luôn có mối liên hệ giữa các thế lực tôn giáo và hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng với nhà nước tư bản.
Hầu như chức năng kinh tế chưa được để tâm khi chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do nhưng khi chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền thì nhà nước tư bản chủ nghĩa can thiệp vào lĩnh vực kinh tế làm nảy sinh chức năng mới từ đó đạo ra điều kiện, vật chất, kỹ thuật, chính trị cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh của các tập đoàn tư bản làm tăng khả năng tăng trưởng của nền kinh tế tư bản, ngăn ngừa và khắc phục những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế. Để đảm bảo cho chức năng này được thực hiện đúng nghĩa nhà nước tư bản sử dụng hàng loạt biệt pháp như: sử dụng hệ thống đòn bẩy kinh tế, các kích thích kinh tế thể hiện trong các tác động mang tính hành chính – kinh tế,...
Nhà nước tư sản thực hiện chức năng xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội như: việc làm, thất nghiệp, dân số, giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, vấn đề bảo trợ xã hội cho người già, giải quyết các tệ nạn xã hội…Chính sách xã hội và việc thực hiện chức năng xã hội của nhà nước tư sản tuỳ thuộc vào tương quan các lực lượng chính trị trong nhà nước tư sản ở các giai đoạn phát triển và trong từng quốc gia cụ thể.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm