Để đất nước phát triển nhanh, mạnh, bền vững đòi hỏi bộ máy chính quyền nhà nước cần phải được củng cố và phát huy hết vai trò của mình không chỉ là các cơ quan trung ương mà còn phải xây dựng nhà nước pháp quyền ở địa phương vững chắc.
Đã có rất nhiều quan điểm về nhà nước pháp quyền trong suốt chiều dài lịch sử từ xa xưa đến nay nhưng hiểu theo nghĩa tổng quát thì nhà nước pháp quyền được hiểu là nhà nước đề cao được các vai trò của pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội được được tổ chức, hoạt động trên cơ sở một hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng và các nguyên tắc chủ quyền nhân dân, nhà nước pháp quyền có sự phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm bảo đảm quyền con người, tự do cá nhân, công bằng, bình đẳng trong xã hội. Kéo theo đó là nhà nước pháp quyền chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tất cả các quyền lực thuộc về Nhân Dân do nhân dân làm chủ. Bên cạnh đó có sự phân công, phối hợp, kiểm soát các cơ quan nhà nước thông qua việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. So với bộ máy của chính quyền trung ương, thì việc tổ chức hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương của Việt Nam hiện nay vẫn là thể hiện cơ chế bao cấp rõ nhất và nhiều nhất. Vì sự bao cấp và tập trung chỉ có thể xảy ra từ trung ương xuống địa phương, chứ không bao giờ có chiều ngược lại.
Theo như Hiến pháp năm 2013 đã đặt tên cương là Chính quyền địa phương mà không phải là Hội đồng nhân dân hay ủy ban nhân dân đã thể hiện được tầm quan trọng của địa phương trong công cuộc xây dựng đất nước. Chính quyền địa phương được hiểu là một thể thống nhất có quan hệ chặt chẽ và không thể tách rời giữa hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân. Chính quyền địa phương” đặt ra yêu cầu phải đổi mới một cách thực sự về mô hình tổ chức cũng như chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương theo hướng: Phải bảo đảm gắn kết chặt chẽ, thống nhất hơn nữa giữa hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân trong việc quy định và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương; tạo điều kiện để mỗi cấp chính quyền địa phương tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn nữa; khẳng định vị trí của chính quyền địa phương là một thể thống nhất của hai thiết chế hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân trong hệ thống hành chính thống nhất, thông suốt trong cả nước.
Khi xây dựng nhà nước pháp quyền ở địa phương cần phải được tiếp tục đổi mới phụ thuộc vào các yếu tố như đặc điểm dân cư, đơn vị phân chua thành chính, lãnh thổ và mối quan hệ giữa các đơn vị quản lý hành chính nhà nước giữa nông thôn và thành thị mà Đảng đã đề ra trong nhiều năm nay. Mặt khác theo như Hiến Pháp 2013 đã nêu rõ tinh thần xây dựng nhà nước pháp quyền ở địa phương trên cơ sở đa dạng, phân biệt cấp chính quyền và cấp hành chính phù hợp với quản lý nông thôn, đô thị, hải đảo, trong đó điều cơ bản là không tổ chức hội đồng nhân dân ở quận hoặc phường; khắc phục những hạn chế, bất cập về nhận thức lý luận cũng như thực tiễn tổ chức và hoạt động của mô hình chính quyền rập khuôn “hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương; ủy ban nhân dân là cơ quan cơ quan chấp hành, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương” được tổ chức ở các cấp kéo dài trong nhiều năm nhưng hình thức kém hiệu quả. Hiện nay để xây dựng tót nhà nước pháp quyền ở địa phương cần phải chú trọng đến các đặc điểm như: mật độ dân cư tập trung, địa giới hành chính và điều kiện sinh sống của người dân; kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phát triển có tính liên thông đồng bộ; nếp sống văn hóa của người dân gắn liền với đặc điểm sinh hoạt, giao tiếp rất đặc thù riêng của từng nơi; củng cố tăng cường các biện pháp xử lý nghiêm các tệ nạn xã hội, gây phức tạp trong quản lý,...
Việc kiểm tra các hoạt động trong công tác xây dựng nhà nước pháp quyền ở địa phương thuộc về chính quyền của Trung ương thông qua các biện pháp như: báo cáo, thanh tra, kiểm tra, rà soát,... các công việc của địa phương để đảm bảo pháp luật được tuân thủ nghiêm chỉnh ở các địa phương. Ngoài ra việc giám sát, kiểm tra còn thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng bằng các hoạt động quyết định hành chính mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức khi khởi kiện tại tòa án. Kiểm soát chặt chẽ trong việc xây dựng chính quyền địa phương là bước nền quan trọng, vững chắc để củng cố các chính quyền cấp trên phát triển bền vững, lớn mạnh tạo điều kiện để phát triển đất nước.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm