Tìm hiểu về doanh nghiệp nhà nước

Bởi Trần Thu Thủy - 05/01/2020
view 471
comment-forum-solid 0

Nội dung bài viết [Ẩn]

Doanh nghiệp nhà nước nhà gì?

Theo nhà kinh tế học người Mỹ Paul Samuelson - người đã đạt giải Nobel về kinh tế, ông cho rằng nền kinh tế hiện đại muốn phát triển phải dựa vào cơ chế thị trường và phải có sự can thiệp của Nhà nước. Tuy nhiên, sự can thiệp không chỉ thể hiện qua những mệnh lệnh hành chính, qua việc quản lý vĩ mô nền kinh tê mà Nhà nước phải là một thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, Nhà nước phải tham gia một số lĩnh vực sản xuất thông qua các doanh nghiệp nhà nước. Lý do của việc nhà nước sở hữu doanh nghiệp thương mại rất khác nhau giữa các quốc gia và thường bao gồm sự pha trộn giữa lợi ích xã hội, kinh tế và chiến lược, ví dụ bao gồm chính sách phát triên ngành nghề, vùng miền, đảm bảo cung cấp dịch vụ công và sự tôn tại của cái gọi là độc quyền “tự nhiên”. Do đó, hiện nay, ở hâu hêt các nước trên thế giới đều có sự tồn tại của kinh tế Nhà nước mà cụ thể là các doanh nghiệp nhà nước.

Tuy nhiên cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với doanh nghiệp nhà nước cũng như tiêu chí xác định khái niệm doanh nghiệp nhà nước không hoàn toàn giống nhau giữa các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, doanh nghiệp nhà nước ra đời khá sớm và luôn được xác định đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Trải qua quá trình tồn tại và phát triển lâu dài, trong từng giai đoạn khác nhau, quan điểm về doanh nghiệp nhà nước cũng có những thay đổi nhất định phù hợp với tình hình thực tiễn.

Doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước lần đầu được quy định tai Sắc lệnh số 104-SL ngày 01/01/1948 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa với tên gọi doanh nghiệp quốc gia - là doanh nghiệp thuộc sở hữu của quốc gia và do quốc gia điều khiển. Khái niệm “doanh nghiệp nhà nước” được sử dụng chính thức trong Nghi định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước. Theo Nghi định này, doanh nghiệp nhà nước là tô chức kinh doanh do Nhà nước thành lập, đầu tư vốn và quản lý với tư cách chú sở hữu (Điều 1 Quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước). Cách quy định này tương tự với quan niệm về doanh nghiệp nhà nước theo Luật Doanh nghiệp nhà nước (1995).

Năm 2003, sự ra đời của Luật Doanh nghiệp nhà nước đã đưa ra quan điểm mới về doanh nghiệp nhà nước. Theo Điều 1 luật này, doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối. Cách hiểu trên vẫn tồn tại trong một thời gian dài, ngay cả khi Luật Doanh nghiệp nhà nước (2003) hết hiệu lực.

Năm 2005 đánh dấu mốc quan trọng trong tư duy về doanh nghiệp nhà nước. Lần đầu tiên doanh nghiệp nhà nước không được quy định trong một văn bản luật riêng mà được quy định chung trong Luật Doanh nghiệp, điều này không chỉ làm cho doanh nghiệp nhà nước trở nên bình đẳng với các doanh nghiệp ngoài nhà nước mà còn thể hiện sự không phân biệt đối xử của Nhà nước giữa các thành phần kinh tê. Luật Doanh nghiệp (2005) vẫn giữ nguyên cách tiếp cận về doanh nghiệp nhà nước theo Luật Doanh nghiệp (2003) khi quy định “doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50°/o von điều lệ ” (khoản 22 Điều 4).

Sau gần mười năm thi hành, Luật Doanh nghiệp 2005 đã bộc lộ những hạn chế cần khắc phục như không rõ ràng về tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước, chưa có quy định riêng về chế độ công khai thône tin tại doanh nghiệp nhà nước,... Luật Doanh nghiệp 2014 thay thế đa có những quy định cụ thể hơn. Thay vì quy định Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ như trước đây, Luật Doanh nghiệp năm 7014 khẳng định “doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ” (Khoản 8 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 7014). Thực tế, quan niệm trên về doanh nghiệp nhà nước không phải là quan niệm mới mà đã từng tôn tại ở nước ta trước đây (trước thời điểm Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 có hiệu lực). Cách xác đinh tiêu chí “nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” không hoàn toàn tương đồng với pháp luật các nước nhưng với quy định như trên, số lượng và phạm vi hoạt động doanh nghiệp nhà nước trên thực tế sẽ giảm đáng kể; đồng thời, sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động độc lập, chỉ chịu sự tác động của quy Luật Kinh tế thị trường mà không phụ thuộc các mệnh lệnh hành chính. Chính vì lẽ đó, Luật Doanh nghiệp (2014) được đánh giá là “thay đổi lớn về tư duy lập chính sách” bởi Nhà nước chấp nhận về sự công bằng, bình đẳng trong kinh doanh giữa các loại hình doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, chấp nhận hạn chế lại quy mô và phạm vi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.15520 sec| 989.883 kb