Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong thương mại

Bởi Trần Thu Thủy - 03/01/2020
view 534
comment-forum-solid 0

Khái niệm và vai trò của trách nhiệm hợp đồng

Khi một hợp đồng được xác lập có hiệu lực pháp luật, các bên có nghĩa vụ phải thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận. Việc vi phạm các nghĩa vụ theo hợp đổng (không thực hiện, thực hiện không đúng, thực hiện khống đầy đủ nghĩa vụ), sc dăn đến bên vi phạm phải chịu những chế tài do pháp luật quy định, về bản chất, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý, phát sinh trong lĩnh vực thương mại.

Trách nhiệm do vi phạm hợp đổng có những đậc điểm cơ bản là:

Được áp dụng trên cơ sở hành vi vi phạm hợp đổng;

  • Nội dung trách nhiệm gắn liền với việc thực hiện các nghĩa vụ theo hợp dồng hoặc trách nhiệm về tài sản;
  • Do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng hoặc đo bên bị vi phạm áp dụng trên cơ sở pháp luật.

Chế định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng có nội dung chủ yếu ỉà các quy định về căn cứ áp dụng trách nhiệm, các hình thức trách nhiệm và các irường hợp miễn trách nhiệm. Những quy định này có ý nghĩa quan trọng đối với việc báo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ hựp đổng cũng như đảm bảo tính nghiêm minh của pháp Luật Thưưng mại. Vai trò của chế định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thể hiện ở những khía cạnh cơ bản sau:

  • Chế định trách nhiệm do vi phạm hợp dồng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp dồng. Khi tham gia quan hệ thương mại, các bèn đều nhằm đạt được những lợi ích nhất định. Hành vi vi phạm hợp đồng luôn ticm ẩn nguy cơ xâm hại lợi ích của bên bị vi phạm (làm mất mát, hư hỏng hàng hóa, giảm SÚI thu nhập, lợi nhuận.. .)• Để bảo vệ lợi ích tủa bẽn bị vi phạm, chế định trách nhiêm hợp đổng cho phép bên bị vi phạm tạ mình hoặc ycu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng các hình thức trách nhiệm (chế tài) đối với bên vi phạm (buộc bên vi phạm thục hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thạc hiện hợp đồng, đình chỉ hợp đổng, hu ỷ bỏ hợp đồng). Bên cạnh đó, chế định trách nhiệm hợp dồng cũng bảo vệ quyền lợi của bên vi phạm. Với việc quy định rõ ràng các căn cứ, thủ tục áp dụng trách nhiệm, các trường hợp miễn trách nhiệm..., chế định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng cũng bảo đảm cho bên vi phạm chi phải'chịu trách nhiệm về những thiệt hại do pháp luật quy định, bảo vệ bcn vi phạm trước những hiện tượng tiêu cực trong xử lý vì phạm hợp đổng.
  • Chế định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng ngăn ngừa và hạn chế hành vi vi phạm hợp đổng, nâng cao ý thức trách nhiệm của các chủ thể trong việc thực hiện hợp đổng. Chế đinh trách nhiệm do vi phạm hợp dồng chủ truơng áp dụng các biện pháp chế tài đối với mọi hành vi vi phạm hợp đổng (trừ trường hợp được miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luậl hoặc bên bị vi phạm không yêu cầu áp dụng chế tài). Các quy định về trách nhiệm do vi pham hợp đổng có tác động rất mạnh mẽ vào ý thức của các bên, nâng cao tinh ihẩn trách nhiệm của các bên irong việc thực hiện nghĩa vụ hựp đồng, ngãn ngừa và hạn chế vi phạm hợp đồng xảy ra.

Cán cứ áp dụng trách nhiệm do vì phạm hợp đồng trong thương mại

Với lính chất là một loại trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm do vi phạm hợp đổng trong thương mại được áp dụng khi có những căn cứ do pháp luật quy định. Với mỗi hình thức chế tài, cản cứ áp dụng có sạ khác nhau nhất định và phụ thuộc vào tính chất và mục đích của hình thức chc tài đó. Theo quy định hiện hành, các hình thức chế lài dược áp dụng đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại khi có các cãn cứ sau:

  • Có hành vi Vi phạm hợp đồng

Hành vi vi phạm hợp đồng là căn cú pháp lý đầu tiên để lựa chọn hình thức chế tài áp dụng. Hành vi vi phạm hợp dồng trong thưưng mại là xử sự cua các chú thể hựp dồng không phù hợp với các nghĩa vụ theo hợp đồng. Biểu hiện cụ ihc của vi phạm hợp đồng trong thương mại là việc không thực hiện hoặc ihực hiện khổng đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng. Cần lưu ý, quan hệ hợp dồng trong thương mại, các bên không chỉ phải thực hiện những nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đổng (ghi vào hợp đổng), mà còn có thể phải thực hiện những nghĩa vụ theo quy định của pháp luật (khoa học pháp lý thường gọi là nội dung thường lệ của hợp đồng trong thương mại). Vì vậy, khi xem xét một hành vi có vi phạm hợp đồng hay không thì cần phải căn cứ vào nội dung của hợp đồng và các quy định khác của pháp luật.

  • Có thiệt hại vật chất thực tế xảy ra

Thiệt hại vật chất thực tế do vi phạm hợp đồng gây ra là căn cứ bắt buộc phải có khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại. Đối với các hình thức chế tài khác, thiệt hại thực tế có thể dược coi là tình tiết để xác định mức độ nặng, nhẹ của chế tài được áp dụng. Thiệt hại thực tế là những thiệt hại có thể tính được thành ticn mà bén bị vi phạm hợp đổng phải gánh chịu (hàng hóa mất mát, hư hỏng, chi phí ngăn chặn, hạn chế thiệt hại...)- Thiệt hại thực tế được chia làm hai loại là thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp. Thiệt hại trực tiếp là những thiệt hại dã xảy ra trên thực tế, có thể tính toán một cách dẽ dàng và chính xác. Biểu hiện cụ Ihế của thiệt hại trục tiếp là tài sản bị mất mát, hư hỏng, chi phí để ngăn chặn và hạn ché' thiệt hại do vi phạm hợp đổng gây ra ... Thiệt hại gián tiếp là những thiệt hại phải dựa trên sự suy doán khoa học (trên cơ sứ những chứng cứ, tài liệu) mới có thể xác định được. Biểu hiện cụ thể của thiệl bại gián tiếp là thu nhập Ihực tế bị mất, bị giảm sút, khoản lợi đáng lẽ được hướng mà bôn có quyền lợi bị vi phạm phải chịu.

Về nguyên tắc, bên bị vi phạm chỉ được bổi thường (và bên vi phạm chỉ có nghĩa vụ phải bồi thưừng) những khoản thiệt hại trong phạm vi do pháp luậl quy định. Đối với các hợp đồng nói chung, các khoản thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng gây ra bao gồm tổn thấl về tài sản, chi phí hựp lý đc ngăn chận, hạn chế, khắc phục thiệl hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giám sút. Đối với hợp đồng trong lĩnh vực thuơng mại, Luật Thương mại quy định về các khoản thiệt hại đo vi phạm hợp đồng bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoan lợi trực liếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Nếu bên vi phạm chậm thanh toán liền, thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả dó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả.

  • Có mốt quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp dóng và thiệt hại thực tế

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực lế xảy ra được xác định khi hành vi vi phạm và thiệt hại thục tế có mối liên hệ nội tại, tất yếu; hành vi vi phạm là nguyên nhân trực liếp gây ra thiệt hại. Bên có hành vi vi phạm hợp đồng chỉ phải bồi thường thiệt hại khi thiệl hại xảy ra là kếl quả tất yếu của hành vi vi phạm hợp đồng. Trên thực tế, mội hành vi vi phạm hợp đồng có thể gây ra nhiều thiệt hại khác nhau và mỗi thiệt hại cũng có thể do nhiều hành vi vi phạm hợp đồng gây ra. Trong khi đó, các chủ thế hợp đồng, dặc biệt là các thương nhân, có thể cùng lúc tham gia nhiều quan hệ hợp đồng khác nhau. Vì vậy, việc xác định chính xác mối quan hệ nhân quả giũa hành vi vi phạm hợp đồng và Ihiệt hại thực tế không phải bao giò cũng dễ dàng; sẽ rất dễ nhầm lẫn nếu chỉ dựa vào sự suy đoán chủ quan. Điều này đòi hỏi bên bị vi phạm khi đòi bồi thường thiệt hại (cũng nhu các cơ quan tài phán khi quyết định áp dụng chế tài bổi thường thiệt hại dối với bén vi phạm) phái dựa trên những chứng cứ rõ ràng, xác thực và hợp pháp.

  • Có lỗi của bên vi phạm

Lỗi của bên vi phạm hợp đồng là cãn cứ pháp lý bắt buộc phải có dể áp dụng hình thức chế tài dối với hành vi vi phạm hợp đồng. Trong khoa học pháp lý, lỗi được hiểu là trạng thái tâm lý và mức độ nhận thức của một người đối với hành vi cua họ và hậu quả của hành vi đó. Vấn đề trạng thái tâm lý và nhân thức chỉ được đặt ra đối với các chủ thể là cá nhân. Trong khi bên vi phạm hợp dồng có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Vì vậy, khi xác định lỗi của chủ thể là tổ chức vi phạm hợp đồng để áp dụng trách nhiệm hợp đồng thì phải căn cứ vào lổi của người đại diện cho tổ chức đã giao kết và thực hiện hợp đồng. Trách nhiệm hợp đồng được áp dụng theo nguyên tắc loi suy đoán, theo đó mọi hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng hợp đồng đều bị suy đoán là có lỗi (trừ trường hợp bên vi phạm chúng minh được là mình không có lỗi); bên bị vi phạm cũng như cơ quan tài phán không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của bên vi phạm.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198,Email: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.20527 sec| 1018.625 kb