Văn bằng bảo hộ là thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong những năm gần đây nhưng có ít người hiểu rõ và hiểu đúng về loại văn bằng này. Sau đây là một số điều lưu ý về văn bằng bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ.
Bài viết được thực hiện bởi Luật gia Nguyễn Đức Anh – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Khái niệm văn bằng bảo hộ được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009.
Theo đó, văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng.
Văn bằng bảo hộ ghi nhận các nội dung cơ bản sau: Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu (chủ văn bằng bảo hộ); Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; Đối tượng, phạm vi và thời hạn bảo hộ; Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý, các tổ chức và cá nhân có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó, tính chất đặc thù về điều kiện địa lý và khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý.
Văn bằng bảo hộ theo quy định tại khoản 3 Điều 92 Luật sở hữu trí tuệ 2005 bao gồm: Bằng độc quyền sáng chế; Bằng độc quyền giải pháp hữu ích; Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu; Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Việc xác định hiệu lực của văn bằng bảo hộ rất quan trọng. Chính vì vậy, Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ 2005 có đưa ra quy định rất cụ thể như sau:
1. Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
2. Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.
3. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.
4. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.
5. Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp.
6. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
7. Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm