Xử lý vi phạm hành chính với công trình xây dựng gây thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại

Bởi Nguyễn Hồng Thúy - 09/01/2020
view 510
comment-forum-solid 0

Nội dung bài viết [Ẩn]

Câu hỏi

Nhà của tôi bị lún sụt và bị nứt vách do nhà kế bên vừa mới xây dựng và đưa vào sử dụng được 5 tháng căn nhà một lầu một trệt. Công trình khởi công vào tháng 5 và hoàn thành sử dụng vào tháng 9/2018. Trong quá trình xây dựng, nhà kế bên có sử dụng máy đào để đào móng làm chấn động trên nền đất nhà Tôi. Vì tình làng nghĩ xóm nên gia đình Tôi chỉ nhẹ nhàn nhắc nhở quá trình thi công. Đến khoảng tháng 12/2018 thì vách nhà của Tôi phía vách nhà bên cạnh bắt đầu có dấu hiệu lún sụt và nứt. Cuối tháng 12/2018 thì tình trạng lún sụt nứt vách tiến triển nặng hơn. Tại thời điểm đó Tôi phát hiện nhà bên cạnh đang âm thầm chở cát lấp giếng. Giếng nhà kế bên lại đào sát vách với nhà tôi, trong quá trình xây dựng đã dùng máy bơm chìm loại lớn để bơm nước thi công. Vì tình trạng lún sụt quá nặng và có nguy cơ nhà tôi có thể sập nên gia đình tôi đã nói chuyện và tìm cách khắc phục. Nhưng họ nói là không động chạm gì đến nhà tôi và nếu có sửa chữa thì chỉ hỗ trợ một phần nhỏ chứ không chịu trách nhiệm gì đến việc lún sụt nhà tôi. Vì vậy tôi gửi đến luật sư sự việc này để mong luật sư tư vấn và giúp đỡ về mặt pháp luật quy định.Và nếu gửi đơn khiếu nại thì phải gửi cho cơ quan nào và mẫu đơn như thế nào? Kính mong Luật sư giúp đỡ và tôi xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn trả lời

Thứ nhất, nhà bên cạnh do thi công công trình xây dựng mà làm ảnh hưởng đến nhà bạn, gây ra tình trạng lún, sụt, nứt vách của nhà bạn, bạn có thể gửi đơn khiếu nại đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú cùng với những chứng cứ chứng minh những thiệt hại do công trình xây dựng của nhà bên cạnh gây ra để được giải quyết. Trường hợp này, theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, chủ sở hữu công trình xây dựng sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

“Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng gây lún, nứt hoặc hư hỏng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình lân cận (mà các bên không thỏa thuận được việc bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự); gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận nhưng không gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác như sau:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng công trình yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.”

Vì bạn không nói rõ đây là nhà ở tại nông thôn hay đô thị nên tùy vào địa điểm nơi xây dựng nhà ở mà chủ sở hữu có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với các mức xử phạt khác nhau, ngoài ra chủ sở hữu còn bị buộc phải bồi thường thiệt hại cho bạn theo quy định tại Điều 3 Thông tư 03/2018/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 139/2017/NĐ-CP như sau:

“Việc bồi thường thiệt hại do Chủ đầu tư và bên bị thiệt hại tự thỏa thuận. Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì việc bồi thường thiệt hại được giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự.

Trường hợp gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận thì chủ đầu tư phải dừng thi công xây dựng công trình và có biện pháp di dời ngay người và tài sản của công trình lân cận. Chủ đầu tư có trách nhiệm thuê và trả chi phí thuê nhà ở cho bên bị thiệt hại. Nhà được thuê phải đảm bảo các yếu tố về khoảng cách đi lại, diện tích, hạ tầng xã hội để bên bị thiệt hại ổn định cuộc sống. Nếu bên bị thiệt hại tự tìm chỗ ở (tương đương nơi ở bị ảnh hưởng) thì chủ đầu tư có trách nhiệm trả cho bên bị thiệt hại số tiền tương ứng với số tiền thuê nhà và chi phí di chuyển tài sản.”

Bên cạnh đó, Điều 605 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định:

“Điều 605. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra

Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.

Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường."

Như vậy, mức bồi thường thiệt hại sẽ do các bên tự thỏa thuận dựa trên mức thiệt hại thực tế với nhà của bạn, chi phí để khắc phục hậu quả, chi phí di dời tài sản, chuyển chỗ ở (nếu có). Nếu người thi công có lỗi trong việc gây thiệt hại cho nhà của bạn thì người đó cùng chủ sở hữu công trình xây dựng có trách nhiệm liên đới bồi thường cho bạn. Trường hợp 2 bên không hòa giải được ở địa phương, không thống nhất được về mức bồi thường, bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.19248 sec| 999.695 kb