Sổ đỏ cấp cho hộ gia đình, cần lưu ý gì?

Bởi Trần Thu Hoài - 25/10/2020
view 904
comment-forum-solid 0

Hộ gia đình là một trong những chủ thể sử dụng đất theo pháp luật đất đai. Vậy pháp luật quy định như thế nào về sổ đỏ cấp cho hộ gia đình?

Luật gia Trần Thị Thu Hoài - Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình là gì?

Khoản 29 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 quy định khai niệm hộ gia đình sử dụng đất: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.

Thông thường, người có thẩm quyền dưa vào sổ hộ khẩu để xác định các thành viên hộ gia đình sử dụng đất. Tuy nhiên, không phải tất cả những người có tên trong sổ hộ khẩu cũng là thành viên hộ gia đình sử dụng đất.

Các điều kiện để xác định thành viên hộ gia đình sử dụng đất là:

  • Có quan hệ hôn nhân (vợ chồng), quan hệ huyết thống (cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ,…), quan hệ nuôi dưỡng (cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi).
  • Đang sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất.
  • Có quyền sử dụng đất chung bằng các hình thức như: Cùng nhau đóng góp, tạo lập hoặc được tặng cho, thừa kế chung…

Xem thêm: Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thể hiện thông tin Hộ gia đình trên Sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) được cấp

Thông tin về người sử dụng đất là Hộ gia đình được quy định tại Khoản 5 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Theo đó: “c) Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với … (ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).”

Như vậy khác với quy định tại Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định như sau:

  • Hộ gia đình sử dụng đất sẽ ghi hộ gia đình ông/bà + Tên chủ hộ, các thông tin của chủ hộ (năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân, địa chỉ thường trú);
  • Bên dưới sẽ ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) + tên và thông tin của từng thành viên chung quyền sử dụng đất.

Quyền của các thành viên hộ gia đình sử dụng đất

Chủ hộ hay người có tên trên Giấy chứng nhận có quyền đương nhiên đại diện cho các thành viên còn lại để ký kết, tham gia các hợp đồng, giao dịch dân sự hay không?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 212 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: "Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác. Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này".

Tại Khoản 2 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định: “Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư”.

Thành viên hộ gia đình trong “Hộ gia đình sử dụng đất” cũng là một dạng của “nhóm người sử dụng đất” nên khi thực hiện các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhóm, đến “Hộ gia đình” thì tất cả các thành viên phải tham gia và ký kết hợp đồng.

Phân biệt cá nhân sử dụng đất và hộ gia đình sử dụng đất

Thứ nhất, về chủ thể được cấp

Cá nhân sử dụng đất là trường hợp cấp chỉ cho riếng người sử dụng đất và chỉ ghi tên người sử dụng đất đó trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trường hợp cấp cho hộ gia đình sử dụng đất sẽ cấp cho các thành viên trong hộ có quyền sử dụng và đang sống trên đất đó. Trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ ghi tên ất cả thành viên.

Thứ hai, thủ tục khi chuyển nhượng

Đối với cá nhân sử dụng đất, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất chỉ cần có sự đồng ý của chủ quyền sử dụng đất đó và đáp ứng các điều kiện tại Điều 188 Luật đất đai 2013.

Đối với hộ gia đình sử dụng đất, ngoài việc phải đảm bảo các điều kiện được phép chuyển nhượng theo quy định của luật Đất đai thì còn phải thỏa mãn: Việc định đoạt cần phải có sự đồng ý của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên).

Xem thêm: Khác biệt giữa sổ đỏ cấp cho ‘hộ gia đình’ và sổ mang tên cá nhân

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật đất đai được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

Trần Thu Hoài

Trần Thu Hoài

https://everest.org.vn/chuyen-vien-tran-thu-hoai "Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài tham gia Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2020 đến nay. Các vụ án nổi bật Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài đã trực tiếp tham gia và hỗ trợ: Thu hồi đất nông nghiệp của các hộ dân tại Cát Hải, Hải Phòng. "

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.40886 sec| 1036.094 kb