Bình sữa bị đổ và các chi phí chìm khác

Bởi Phạm Nhật Thăng - 26/05/2024
view 0
comment-forum-solid 0
Các nhà kinh tế nói một khoản chi phí là chi phí chìm khi nó đã được chi ra mà không thể thu hồi. Theo một nghĩa nào đó, chi phí chìm ngược với chi phí cơ hội: chi phí cơ hội là cái chúng ta phải từ bỏ khi quyết định làm một việc thay vì làm các việc khác, trong khi chi phí chìm không thể tránh được, dù sự lựa chọn của chúng ta là gì. Vì không thể tránh được chi phí chìm, nên chúng ta có thể bỏ qua nó khi đưa ra các quyết định về những phương diện khác nhau trong cuộc sống, bao gồm cả chiến lược kinh doanh.

1- Chi phí chìm là gì

Đôi khi trong cuộc sống, người ta khuyên bạn rằng “Đừng có gào lên khi bình sữa bị đổ” hay “Cái gì đã qua thì hãy để nó qua đi”. Những câu ngạn ngữ này nói lên một chân lý sâu xa về quá trình ra quyết định duy lý. Các nhà kinh tế nói một khoản chi phí là chi phí chìm khi nó đã được chi ra mà không thể thu hồi. Theo một nghĩa nào đó, chi phí chìm ngược với chi phí cơ hội: chi phí cơ hội là cái chúng ta phải từ bỏ khi quyết định làm một việc thay vì làm các việc khác, trong khi chi phí chìm không thể tránh được, dù sự lựa chọn của chúng ta là gì. Vì không thể tránh được chi phí chìm, nên chúng ta có thể bỏ qua nó khi đưa ra các quyết định về những phương diện khác nhau trong cuộc sống, bao gồm cả chiến lược kinh doanh. Phân tích của chúng ta về quyết định đóng cửa của doanh nghiệp là một ví dụ về việc không thu hồi được chi phí chìm. Chúng ta giả định rằng doanh nghiệp không thể thu hồi được chi phí cố định bằng cách tạm thời ngừng sản xuất. Do đó, chi phí cố định của doanh nghiệp là chi phí chìm trong ngắn hạn và doanh nghiệp có thể yên tâm bỏ qua những chi phí này khi quyết định sản xuất bao nhiêu. Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp là phần đường chi phí cận biên nằm trên đường chi phí biến đổi bình quân và quy mô chi phí cố định không ảnh hưởng tới quyết định sản xuất.

Xem thêm:Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tư pháp quốc tế của Công ty Luật TNHH Everest

Chi phí chìm quyêt định đến doanh nghiệp như thế nào

Việc không cần tính đến chi phí chìm lý giải cách thức ra quyết định của các doanh nghiệp trên thực tế. Ví dụ vào đầu những năm 1990, hầu hết các hãng hàng không lớn đều thông báo là bị thua lỗ nặng nề. Trong một năm, American Airline, Delta và USAir, mỗi hãng lỗ hơn 400 triệu đô la. Nhưng cho dù bị thua lỗ, các hãng hàng không này vẫn tiếp tục bán vé và chở khách. Nhìn qua, quyết định này dường như rất đáng ngạc nhiên: nếu các hãng hàng không đang thua lỗ, thì tại sao ông chủ của chúng không quyết định đóng cửa?

Để hiểu được hành vi này, chúng ta phải thừa nhận rằng nhiều chi phí của ngành hàng khôngtrong ngắn hạn là chi phí chìm. Chi phí cơ hội của một chuyến bay chỉ bao gồm chi phí biến đổi của nhiên liệu, tiền lương của phi công và đoàn tiếp viên trên chuyến bay. Chỉ cần tổng doanh thu của chuyến bay vượt quá những chi phí biến đổi này, các hãng hàng không còn nên tiếp tục hoạt động. Và trên thực tế, họ đã làm như vậy.

Việc không thu hồi được chi phí chìm cũng quan trọng đối với các quyết định cá nhân. Chẳng hạn, bạn đánh giá ích lợi của việc xem một bộ phim mới trình chiếu là 10 đô la. Bạn mua vé hết 7 đô la, nhưng trước khi vào rạp, bạn để mất vé. Bạn có nên mua vé khác không? Hay bạn ra về và từ chối trả thêm 7 đô la để xem bộ phim đó? Câu trả lời là bạn nên mua vé khác - ích lợi của việc xem phim (10 đô la) vẫn vượt quá chi phí cơ hội (7 đô la cho chiếc vé thứ hai). 7 đô la bạn trả cho chiếc vé bị mất là chi phí chìm. Giống như khi bình sữa đã đổ rồi, thì việc gào lên phỏng có ích gì.

Xem thêm: Hướng dẫn về hợp đồng dịch vụ pháp lý của Công ty Luật TNHH Everest

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết  được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại. 

[b] Bài viết  có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê  luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:  (024) 66 527 527, E-mail:  info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.56399 sec| 1007.633 kb