Tối đa hóa lợi nhuận và đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh

Bởi Phạm Nhật Thăng - 26/05/2024
view 0
comment-forum-solid 0
Mục tiêu của doanh nghiệp cạnh tranh là tối đa hóa lợi nhuận, với lợi nhuận được tính bằng cách lấy tổng doanh thu trừ tổng chi phí. Chúng ta vừa bàn về tổng doanh thu và trong chương trước chúng ta đã bàn về tổng chi phí. Bây giờ chúng ta đã sẵn sàng để nghiên cứu vấn đề các doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận như thế nào và quyết định đó dẫn tới đường cung ra sao.

1- Một ví dụ đơn giản về tối đa hóa lợi nhuận

Chúng ta hãy bắt đầu phân tích của mình về quyết định cung của doanh nghiệp bằng ví dụ trong bảng 2. Cột thứ nhất ghi số thùng sữa mà trại bò sữa Smith sản xuất. Cột thứ hai ghi tổng doanh thu, được tính bằng cách lấy 6 đô la nhân với số thùng sữa. Cột thứ ba ghi tổng chi phí của trại bò sữa. Tổng chi phí bao gồm chi phí cố định, trong ví dụ này là 3 đô la, và chi phí biến đổi, phụ thuộc vào số lượng sữa sản xuất ra.


Cột thứ 4 ghi lợi nhuận của trại bò sữa, được tính bằng cách lấy tổng doanh thu trừ tổng chi phí. Nếu không sản xuất, trại bò sữa bị lỗ 3 đô la. Nếu sản xuất 1 thùng, nó thu được lợi nhuận là 1đô la. Nếu sản xuất 2 thùng, lợi nhuận là 4 đô la, và v.v... Để tối đa hóa lợi nhuận, trại bò sữa Smith chọn lượng sữa đem lại mức lợi nhuận cao nhất. Trong ví dụ của chúng ta, lợi nhuận đạt giá trị cực đại khi trại bò sữa sản xuất 4 hoặc 5 thùng sữa và lợi nhuận bằng 7 đô la. Chúng ta có thể xem xét quyết định của trại bò sữa Smith theo cách khác: gia đình Smith có thể tìm được lượng sữa tối đa hóa lợi nhuận bằng cách so sánh doanh thu cận biên với chi phí cận biên từ mỗi đơn vị sữa sản xuất. Hai cột cuối trong bảng 2 ghi doanh thu cận biên và chi phí cận biên từ những thay đổi trong tổng doanh thu và tổng chi phí. Thùng sữa đầu tiên được trại bò sữa sản xuất có doanh thu cận biên là 6 đô la và chi phí cận biên là 2 đô la; vì vậy việc sản xuất thùng sữa đó làm tăng lợi nhuận thêm 4 đô la (từ - 3 đô la lên 1 đô la). Thùng sữa thứ hai có doanh thu cận biên là 6 đô la và chi phí cận biên là 3 đô la, vì vậy thùng sữa này làm tăng lợi nhuận thêm 3 đô la (từ 1 đô la lên 4 đô la). Khi doanh thu cận biên còn vượt quá chi phí cận biên, việc tăng sản lượng làm tăng lợi nhuận. Song khi trại bò sữa Smith đạt mức 5 thùng sữa, tình hình đã khác đi. Thùng thứ 6 có doanh thu cận biên là 6 đô la và chi phí cận biên bằng 7 đô la, vì vậy việc sản xuất thùng sữa đó làm cho lợi nhuận giảm 1 đô la (từ 7 đô la xuống 6 đô la). Như vậy, gia đình Smith không nên sản xuất quá 5 thùng sữa.

Xem thêm:Dịch vụ luật sư thu hồi đất của Công ty Luật TNHH Everest

2- Đường chi phí cận biên và quyết định cung của doanh nghiệp

Để mở rộng phân tích này về quá trình tối đa hóa lợi nhuận, chúng ta hãy xét các đường chi phí các đường chi phí đều có ba đặc trưng của hầu hết các doanh nghiệp: đường chi phí cận biên (MC) dốc lên, đường tổng chi phí bình quân (ATC) dạng chữ U, đường chi phí cận biên và đường chi phí bình quân cắt nhau tại điểm thấp nhất của đường chi phí bình quân. Hình này còn vẽ một đường nằm ngang tại mức giá thị trường. Đường giá nằm ngang vì doanh nghiệp là người chấp nhận giá. Giá hàng hóa của doanh nghiệp không thay đổi cho dù nó quyết định sản xuất lượng hàng bằng bao nhiêu. Cần nhớ rằng đối với doanh nghiệp cạnh tranh, giá cả của doanh nghiệp vừa bằng doanh thu bình quân (AR), vừa bằng doanh thu cận biên (MR). Chúng ta có thể sử dụng hình 1 để xác định mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận. Giả sử doanh nghiệp đang sản xuất ở mức sản lượng Q1. Tại mức sản lượng này, doanh thu cận biên lớn hơn chi phí cận biên. Nghĩa là nếu doanh nghiệp sản xuất và bán thêm một đơn vị sản lượng, doanh thu cận biên (MR1) sẽ vượt quá chi phí cận biên (MC1). Lợi nhuận, tức tổng doanh thu trừ tổng chi phí, sẽ tăng. Vì vậy, nếu doanh thu cận biên lớn hơn chi phí cận biên như ở mức sản lượng Q1, doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận bằng cách tăng sản lượng.

Chúng ta cũng có thể lập luận tương tự với mức sản lượng Q2. Trong trường hợp này, chi phí cận biên lớn hơn doanh thu cận biên. Nếu doanh nghiệp giảm mức sản xuất 1 đơn vị, chi phí tiết kiệm được (MC2) sẽ vượt quá phần lợi nhuận bị mất đi (MR2). Vì vậy, nếu doanh thu cận biên nhỏ hơn chi phí cận biên như ở mức sản lượng Q2, doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận bằng cách giảm sản lượng.

Xem thêm:Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết  được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại. 

[b] Bài viết  có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê  luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:  (024) 66 527 527, E-mail:  info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.30934 sec| 1008.133 kb