Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng xảy ra khi nào?

Bởi Trần Thu Thủy - 06/05/2020
view 847
comment-forum-solid 0

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng xảy ra khi nào? Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì? Những nội dung nào thuộc các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là những yếu tố, cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường, người phải bồi thường, người được bồi thường và mức bồi thường.

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi có thiệt hại xảy ra

Thiệt hại xảy ra là tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại bởi mục đích của việc áp dụng trách nhiệm là khôi phục tình trạng tài sản cho người bị thiệt hại, do đó không có thiệt hại thì không đặt ra vấn đề bồi thường cho dù có đầy đủ các điều kiện khác. Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức.

Trong trách nhiệm hình sự đối với một số tội có cấu thành hình thức thì không đòi hỏi có hậu quả vật chất. Ngay đối với một số tội có cấu thành vật chất thì trong một số trường hợp cá biệt, hậu quả chưa xảy ra nhưng do tính chất của hành vi nguy hiểm có khả năng gây ra hậu quả lớn cũng đã cấu thành tội phạm hoặc ngược lại, đối với một số tội như tội thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc vi phạm các quy định về an toàn giao thông thì phải có thiệt hại nghiêm trọng mới cấu thành tội phạm.

Nhưng trong trách nhiệm dân sự chỉ cần có thiệt hại dù không nghiêm trọng cũng phải bồi thường. Vì thiệt hại là điều kiện bắt buộc phải có trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, không có thiệt hại thì không phải bồi thường.

Xác định thế nào là thiệt hại Thiệt hại về tài sản: biểu hiện cụ thể là mất tài sản, giảm sút tài sản, những chi phí để ngăn chặn, hạn chế, sửa chữa thay thế, những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản. Đây là những thiệt hại vật chất của người bị thiệt hại.

Xem thêm: https://www.facebook.com/luatsucongluan/

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198

Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe làm phát sinh thiệt hại về vật chất: gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khỏe; Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm uy tín bị xâm hại: gồm chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại;

Tổn hại về tinh thần: Đời sống tinh thần là phạm trù rất rộng, bao gồm nhiều vấn đề như đau thương, mồ côi,…. Về nguyên tắc, không thể giá trị được bằng tiền theo nguyên tắc ngang giá trị như trong trao đổi và không thể phục hồi được. Nhưng với mục đích an ủi, động viên đối với người bị thiệt hại về tinh thần cũng như một biện pháp giáo dục nhằm ngăn chặn người có hành vi trái pháp luật, BLDS quy định người xâm hại phải ” bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần” cho người bị thiệt hại, người thân thích của người đó phải gánh chịu.

Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật

Quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản là một quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức. Mọi người đều phải tôn trọng những quyền đó của chủ thể khác, không được thực hiện bất cứ hành vi nào “xâm phạm” đến các quyền tuyệt đối đó.

Việc xâm phạm mà gây thiệt hại có thể là hành vi vi phạm pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kể cả những hành vi vi phạm đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, vi phạm các quy tắc sinh hoạt trong từng cộng đồng dân sự. Hành vi gây thiệt hại thông thường thể hiện dưới dạng hành động. Chủ thể đã thực hiện hành vi mà đáng ra không được thực hiện các hành vi đó.

Hành vi gây thiệt hại có thể là hành vi hợp pháp nếu người thực hiện hành vi theo nghĩa vụ mà pháp luật hoặc nghề nghiệp buộc họ phải thực hiện các hành vi đó. Ví dụ: nhân viên phòng cháy chữa cháy có thể phá hủy nhà dễ cháy xung quanh đám cháy, bác sĩ cắt bỏ các bộ phận hoặc làm các phẫu thuật khác,..Trong trường hợp này, người gây thiệt hại không phải bồi thường. Người gây thiệt hại cũng không phải bồi thường trong trường hợp phòng vệ chính đáng, trong tình thế cấp thiết hoặc có sự đồng ý của người bị hại. Tuy nhiên, nếu vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng, vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây ra thiệt hại vẫn phải bồi thường.

Lỗi của người gây ra thiệt hại

Về nguyên tắc, một người bị áp dụng cưỡng chế nhà nước thì họ phải có hành vi vi phạm pháp luật do lỗi cố ý hoặc vô ý. Tuy nhiên trong quan hệ dân sự có những trường hợp ngoại lệ là người không có hành vi trái pháp luật, không có lỗi vẫn phải chịu trách nhiệm dân sự.

Lỗi là một trong 4 điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng và trách nhiệm dân sự nói chung. Nhưng lỗi trong trách nhiệm dân sự có những trường hợp là lỗi suy đoán bởi hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật nên người thực hiện hành vi đó bị suy đoán là có lỗi. Người bị thiệt hại trong nhiều trường hợp không thể chứng minh được, nếu buộc họ phải chứng minh sẽ bị bất lợi cho họ. Vì vậy, người bị thiệt hại không có nghĩa vụ chứng minh.

Lỗi cố ý: Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.

Lỗi vô ý: Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Những người không có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi được coi là không có lỗi trong việc thực hiện các hành vi đó. Những người không có năng lực hành vi, bị mất năng lực hành vi, không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của họ thì họ không phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp trên, cha mẹ, người giám hộ, bệnh viện, trường học là những người theo quy định của pháp luật phải quản lý, chăm sóc, giáo dục,.. được suy đoán là đã có lỗi khi không thực hiện các nghĩa vụ nêu trên và họ phải chịu trách nhiệm do lỗi của họ

Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật

Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay ngược lại. Việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp rất khó khăn. Do đó, cần phải xem xét, phân tích, đánh giá tất cả các sự kiện liên quan một cách thận trọng, khách quan và toàn diện. Từ đó mới có thể rút ra được kết luận chính xác về nguyên nhân, xác định đúng trách nhiệm của người gây ra thiệt hại.

Xem thêm: Các dạng tranh chấp phổ biến về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  • Bài viết trong lĩnh vực pháp luật dân sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  • Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  • Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.26955 sec| 1014.625 kb