Các phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế

Bởi Phạm Nhật Thăng - 06/01/2020
view 2818
comment-forum-solid 0
Quản lý nhà nước về kinh tế là sự quản lý của Nhà nước đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân bằng quyền lực Nhà nước thông qua cơ chế quản lý kinh tế nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước với tư cách là tổng thể các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.

1- Đặc điểm của quản lý nhà nước về kinh tế 

Quản lý nhà nước về kinh tế là quản lý vĩ mô nền kinh tế

Nhiệm vụ chủ yếu quản lý vĩ mô nền kinh tế là đảm bảo cân đối cơ bản trên bình diện tổng thể nền kinh tế tạo ra môi trường thuận lợi, nhiều cơ hội cho các chủ thể kinh tế trên thị trường đặc biệt là các doanh nghiệp, dẫn dắt nền kinh tế quốc dân phát triển liên tục với tốc độ cao và lành mạnh.

Chức năng chủ yếu của quản lý nhà nước về kinh tế vĩ mô là vạch ra các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và các chính sách kinh tế đồng bộ. Trên bình diện tổng thể, Nhà nước vừa phải điều tiết vĩ mô đối với các doanh nghiệp, vừa phải phục vụ các doanh nghiệp trên nhiều mặt, thực hiện sự thống nhất hưu cơ giữa vi mô và vĩ mô.

Quản lý nhà nước về kinh tế mang tính quyền lực nhà nước

Quản lý nhà nước về kinh tế là quản lý đối với hệ thống kinh tế quốc dân, của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, của chính quyền đối với nền kinh tế quốc dân.

Quản lý Nhà nước về kinh tế mang tính quyền lực nhà nước có nghĩa là một mặt, quản lý này lệ thuộc vào chính trị, xuất phát từ chỗ, Nhà nước là bộ phận trung tâm trong hệ thống chính trị xã hội, là công cụ đặc biệt để thực hiện quyền lực chính trị (lập pháp, hành pháp và tư pháp) của giai cấp thống trị đối với giai cấp khác và xã hội. Mặt khác, quản lý này mang tính pháp quyền và thực hiện theo nguyên tắc pháp chế.

Quản lý nhà nước về kinh tế nhằm mục tiêu phát triển lấy hiệu quả kinh tế – xã hội là chính

Xuất phát từ hai đặc điểm trên, mục tiêu đặt ra trong quản lý nhà nước về kinh tế là mục tiêu kinh tế – xã hội, mục tiêu này được thể hiện ở mục tiêu tăng trưởng và phát triển nền kinh tế quốc dân bền vững. Hiệu quả kinh tế – xã hội được xem như là tiêu chuẩn để đạt được mục tiêu trên.

Ngoài dịch vụ viết luận văn tốt nghiệp của Luận Văn Việt, bạn có thể tham khảo dịch vụ nhận làm báo cáo thuê , hỗ trợ spss , viết luận văn bằng tiếng anh , làm tiểu luận thuê , nhận làm bài tập thuê.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest

2- Các phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế

Các phương pháp này vừa là khoa học vừa là nghệ thuật:

Tính khoa học: thể hiện ở chỗ các phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế đòi hỏi phải nắm vững đối tượng với những đặc điểm vốn có của nó, để tác động trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan phù hợp với đối tượng.

Tính nghệ thuật: biểu hiện ở chỗ các phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế biết lựa chọn và kết hợp các phương pháp trong thực tiễn để sử dụng tốt tiềm năng và cơ hội của đất nước, đạt mục tiêu quản lý đề ra.

Quản lý kinh tế có hiệu nhất khi nhà quản lý biết lựa chọn đúng đắn phương pháp quản lý và biết kết hợp linh hoạt các phương pháp quản lý đó vào từng trường hợp, từng đối tượng, từng giai đoạn của nền kinh tế. Đó chính là tài nghệ quản lý của nhà nước nói riêng, của các viên chức quản lý nói chung.

Các phương pháp quản lý chủ yếu của Nhà nước về kinh tế bao gồm: (i) Các phương pháp hành chính, (ii) Các phương pháp kinh tế, (iii) Các phương pháp giáo dục, (iv) Vận dụng tổng hợp các phương pháp quản ký kinh tế của Nhà nước, (v) Nghệ thuật quản lý kinh tế của nhà nước.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest 

3- Các công cụ quản lý nhà nước về kinh tế 

Công cụ quản lý nhà nước về kinh tế là tổng thể những phương tiện mà Nhà nước sử dụng để thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về kinh tế của mình nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Thông qua các công cụ quản lý với tư cách là vật truyền dẫn tác động quản lý của Nhà nước mà Nhà nước chuyển tải được ý định và ý chí của mình đến các chủ thể tham gia hoạt động trong nền kinh tế.

[a] Nhóm công cụ thể hiện mục tiêu quản lý

(i) Đường lối phát triển kinh tế - xã hội

Là khởi đầu của quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước do Đảng cầm quyền của quốc gia xây dựng và thực hiện. Đó là việc xác định trước một cái đích mà nền kinh tế cần đạt đến, sau đó căn cứ vào thực trang của nền kinh tế để tìm ra lối đi, cách đi, trình tự và thời hạn tiến hành để đạt được cái đích đó;

Đường lối phát triển kinh tế - xã hội có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với vận mệnh đất nước, nó được coi là công cụ hàng đầu của Nhà nước trong sự nghiệp quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân. Đường lối đúng sẽ đưa đất nước đến phát triển, ổn định, giàu mạnh, công bằng và văn minh. Đường lối sai sẽ đưa đất nước đi lầm đường, là tổn thất, đổ vỡ, suy thoái, là hậu quả khôn lương về mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội.

(ii) Chiến lược phát triên kinh tế – xã hội Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là một hệ thống các quan điểm cơ bản, các mục tiêu lớn và các giải pháp chủ yếu được lựa chọn nhằm đạt được một bước đường lối phát triển kinh tế - xã hội trong một thời gian đủ dài. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là sự cụ thể hoá đường lối phát triển kinh tế - xã hội, và cũng do Đảng cầm quyền chỉ đạo và xây dựng.

(iii) Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội là việc định hướng phát triển kinh tế dài hạn, trong đó xác định rõ quy mô và giới hạn cho sự phát triển. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội là xác định khung vĩ mô về tổ chức không gian nhằm cung cấp những căn cứ khoa học cho các cơ quan quản lý nhà nước để chỉ đạo vĩ mô nền kinh tế thông qua các kế hoạch, các chương trình, dựa án đầu tư bảo đảm cho nền kinh tế phát triển mạnh, bền vững và có hiệu quả.

Thực chất của quy hoạch là cụ thể hoá chiến lược về không gian và thời gian. Trên thực tế, công tác quản lý kinh tế của Nhà nước có các loại quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch lãnh thổ, quy hoach ngành.

(iv) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Kế hoạch là cụ thể hoá chiến lược dài hạn, gồm có kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn, kế hoạch hàng năm. Thực chất, kế hoạch là một hệ thống các mục tiêu vĩ mô cơ bản được xác định như: tốc độ phát triển nền kinh tế, cơ cấu kinh tế, các cân đối lớn.. Các chỉ tiêu kế hoạch này bao quát các ngành, các vùng, các lĩnh vực và thành phần kinh tế.

(v) Chương trình phát triển kinh tế - xã hội Chương trình phát triển kinh tế - xã hội là tổng hợp các mục tiêu, các nhiệm vụ, các thủ tục, các bước tiến hành, các nguồn lực và các yếu tố cần thiết để thực hiện một mục tiêu nhất định đã được xác định trong một thời kỳ nhất định. Ví dụ: chương trình cải cách nền hành chính quốc gia, chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc..

Chương trình là cơ sở quan trọng để tập trung những nguồn lực hạn hẹp vào việc giải quyết có hiệu quả những nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch Nhà nước trong từng thời kỳ và cho phép khắc phục tình trạng tách rời giữa các nhiệm vụ của kế hoạch đã được xác định để thực hiện kế hoạch Nhà nước một cách có hiệu quả.

[b] Nhóm công cụ thể hiện chuẩn mực xử sự hành vi của các chủ thể tham gia hoạt động trong nền kinh tế

Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền, thực hiện sự quản lý đối với xã hội nói chung và nền kinh tế quốc dân nói riêng chủ yếu bằng pháp luật và theo pháp luật.

Pháp luật kinh tế được hiểu là hệ thống văn bản có tính quy phạm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thể hiện ý chí, quyền lực của Nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ trong nền kinh tế.

[c] Nhóm công cụ thể hiện tư tưởng, quan điểm của Nhà nước trong việc điều chỉnh các hoạt động của nền kinh tế

Nhóm này bao gồm: (i) Chính sách phát triển các thành phần kinh tế; (ii) Chính sách tài chính với công cụ chi tiêu của Chính phủ và chính sách thuế; (iii) Chính sách tiền tệ với công cụ kiểm soát mức cung tiền và lãi suất; (iv) Chính sách thu nhập với các công cụ giá cả và tiền lương; (v) Chính sách ngoại thương với các công cụ thuế nhập khẩu, hạn ngạch, trợ cấp xuất khẩu, tỉ giá hối đoái.

[d] Nhóm công cụ vật chất làm động lực tác động vào đối tượng quản lý

Nhóm này bao gồm: (i) Đất đai, rừng, núi, sông hồ, các nguồn nước, thềm lục địa, (ii) Tài nguyên trong lòng đất; (iii) Dự trữ quốc gia, bảo hiểm quốc gia; (iv) Vốn và tài sản của Nhà nước trong các doanh nghiệp; (v) Các loại quỹ chuyên dùng vào công tác quản lý của Nhà nước.

[đ] Nhóm công cụ đê sử dụng các công cụ trên

Chủ thể sử dụng các công cụ quản lý của Nhà nước về kinh tế đã trình ở trên là các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế. Đó chính là các cơ quan hành chính nhà nước, các công sở và các phương tinh kinh tế – kỹ thuật được sử dụng trong hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest 

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Các phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Các phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.61108 sec| 1053.383 kb