Tôi vay tiền của một người, khi đi làm ăn xa quay về thì chủ nợ đã chết, thân nhân của ông ta cũng không thấy đến đòi. (Độc giả Lê Dung)
Năm 2011, tôi vay 300 triệu đồng của một người, có làm giấy xác nhận. Tiếp đó, tôi lập hợp đồng công chứng ủy quyền sử dụng một căn nhà để vay thêm 300 triệu đồng.
Tôi đi lao động nước ngoài, khi trở về thì người cho vay đã chết. Gia đình chủ nợ cũng không ai đòi tiền.
Tôi xin hỏi như sau: Với khoản vay 300 triệu đầu tiên, tôi có bắt buộc phải trả nợ cho thân nhân người đã mất hay không? Nếu họ đến đòi thì phải có điều kiện gì?
Khoản vay thứ 2 kèm hợp đồng công chứng ủy quyền sử dụng đất làm cơ sở đảm bảo vay tiền thì tôi phải có những nghĩa vụ gì để trả nợ, hủy hợp đồng ủy quyền, lấy lại sổ đỏ? Hiện nay căn nhà đó tôi vẫn sử dụng, không có ai đến tranh chấp.
Tôi xin cảm ơn.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự về thừa kế, khi một người qua đời thì di sản của họ để lại sẽ được chia thừa kế theo di chúc hoặc chia thừa kế theo pháp luật. Do vậy, để xác định bạn có nghĩa vụ phải trả nợ cho ai cần xem xét người cho bạn vay (chủ nợ) có để lại di chúc hay không, di chúc đó có hợp pháp hay không.
Trường hợp chủ nợ có để lại di chúc và được xác định là hợp pháp, bạn có nghĩa vụ trả cho người được chỉ định trong di chúc thụ hưởng số tiền mà chủ nợ cho bạn vay. Trường hợp chủ nợ không để lại di chúc hoặc có di chúc nhưng không hợp pháp thì bạn có nghĩa vụ trả cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (cha, mẹ, vợ, chồng, con) của người chết. Nếu hàng thừa kế thứ nhất không còn ai thì bạn có nghĩa vụ trả cho những người thuộc hàng thừa kế thứ hai và tiếp đến là hàng thừa kế thứ ba theo quy định của pháp luật về thừa kế, nếu hàng thừa kế thứ hai cũng không còn ai.
Về thời hiệu với hợp đồng vay nợ
Bộ luật Dân sự không quy định thời hiệu đòi nợ. Do vậy, chủ nợ hoặc những người thừa kế của chủ nợ có quyền đòi tài sản cho vay bất luận thời hạn vay đã quá bao lâu.
Đối chiếu những quy định nêu trên, bạn đương nhiên vẫn có nghĩa vụ phải trả nợ 300 triệu đồng vay đầu tiên. Việc trả cụ thể cho ai còn tùy thuộc chủ nợ có để lại di chúc như chúng tôi đã phân tích ở trên hay không.
Nếu thân nhân của chủ nợ đến đòi bạn tiền, họ cần xuất trình: hợp đồng vay nợ (giấy xác nhận vay tiền); giấy tờ tùy thân (như căn cước công dân, sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn, giấy khai sinh); di chúc của chủ nợ (nếu có); văn bản khai nhận thừa kế lập tại cơ quan công chứng có thẩm quyền; văn bản cử đại diện nhận tiền (nếu có). việc thanh toán tiền nên lập thành văn bản được công chứng, chứng thực để ràng buộc trách nhiệm pháp lý đối với người nhận tiền nếu sau này phát sinh bên thứ 3 có quyền đối với khoản tiền mà chủ nợ cho bạn vay.
Đối với khoản vay thứ hai: Theo điều 140 của Bộ luật Dân sự 2015 về thời hạn đại diện, hợp đồng ủy quyền chấm dứt khi bên ủy quyền hoặc bên nhận ủy quyền chết. Do vậy, ngay sau khi chủ nợ qua đời, hợp đồng ủy quyền của bạn với họ chấm dứt hiệu lực. Bạn và những người thừa kế của chủ nợ không phải thực hiện thủ tục hủy hợp đồng ủy quyền này.
Về hợp đồng công chứng ủy quyền sử dụng đất làm cơ sở đảm bảo vay tiền
Do bạn không nói rõ về dạng thức của hợp đồng này là như thế nào nên chúng tôi chỉ có thể trả lời về mặt nguyên tắc. Cũng tương tự như khoản vay thứ nhất, bạn có nghĩa vụ phải trả tiền vay cho những người được thừa kế khoản vay đó. Tuy nhiên, những người này phải làm thủ tục khai nhận thừa kế và trả lại cho bạn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ). Việc khai nhận thừa kế phải được tiến hành ở cơ quan công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm