Mô tả nhãn hiệu khi đăng ký được thực hiện khi điền tờ khai đăng ký, có thể nói đó là một trong những bước gây khó khăn cho doanh nghiệp muốn đăng ký nhãn hiệu. Việc mô tả có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó giúp người đọc hiểu hơn về ý nghĩa của nhãn hiệu, nâng cao khả năng thành công trong đăng ký.
Theo khoản 2 Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định: “Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt”.
Thông thường nên chia phần mô tả làm 03 nội dung:
Màu sắc nhãn hiệu: nêu đầy đủ các màu có trong nhãn hiệu
Phần chữ: mô tả đầy đủ các cụm từ, chữ cái, ký hiệu có trong nhãn hiệu theo thứ tự lần lượt từ trái sang phải; hoặc từ trên xuống dưới; hoặc từ trong ra ngoài; hoặc từ ngoài vào trong. Nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
Phần hình: mô tả từng chi tiết cấu tạo lên hình vẽ, cách mô tả cũng tuần tự theo thứ tự lần lượt từ trái sang phải; hoặc từ trên xuống dưới; hoặc từ trong ra ngoài; hoặc từ ngoài vào trong. Trường hợp hình vẽ có ý nghĩa tượng trưng riêng các bạn nên mô tả thêm vào để tăng tính phân biệt cho nhãn hiệu.
Lưu ý: Mô tả nhãn hiệu phải làm rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu, cụ thể:
Chỉ rõ những yếu tố cấu thành và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu: Nhãn hiệu gồm phần hình và phần chữ; hay nhãn hiệu chỉ có phần chữ hoặc chỉ có phần hình. Khi mô tả cần lưu ý: nêu đầy đủ các màu có trong nhãn hiệu; (phần chữ) mô tả đầy đủ các cụm từ, chữ cái, ký hiệu có trong nhãn hiệu theo thứ tự lần lượt từ trái sang phải; hoặc từ trên xuống dưới; hoặc từ trong ra ngoài; hoặc từ ngoài vào trong; (phần hình) mô tả từng chi tiết cấu tạo lên hình vẽ, cách mô tả cũng tuần tự theo thứ tự lần lượt từ trái sang phải; hoặc từ trên xuống dưới; hoặc từ trong ra ngoài; hoặc từ ngoài vào trong.
Các từ ngữ không phải là tiếng Việt phải được phiên âm và dịch ra tiếng Việt nếu có nghĩa:Từ ngữ trong nhãn hiệu có thể là từ tiếng Việt, tiếng nước ngoài hoặc những từ không có nghĩa. Nếu là từ nước ngoài, cần nói rõ là từ tiếng nước nào, có nghĩa tiếng Việt là gì. Nếu là từ không có nghĩa, cần nói rõ là từ tự đặt và không có nghĩa.
Mô tả dạng hình học của các chữ, từ ngữ nếu đó là yếu tố phân biệt cần bảo hộ: Dạng hình học của các chữ, từ ngữ thường là yếu tố đặc biệt, tạo nên tính phân biệt trong nhãn hiệu. Theo đó, khi mô tả mẫu nhãn hiệu, cần nói rõ các chữ, từ ngữ đó được thiết kế theo dạng hình gì, tạo nét phân biệt trong nhãn.
Hiện nay, pháp luật sở hữu trí tuệ không có quy định rõ ràng về việc mô tả mẫu nhãn hiệu. Tuy nhiên, việc mô tả mẫu nhãn hiệu là vấn đề quan trọng nhằm xác định rõ phạm vi bảo hộ nhãn hiệu đăng ký.
Ngoài mô tả nhãn hiệu, chủ đơn cần phải chú ý về các tiểu mục khác trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Mục số 1: Nhãn hiệu
Về mẫu nhãn hiệu: Quý khách hàng chèn nhãn hiệu cần đăng ký vào khung “mẫu nhãn hiệu”;
Mô tả nhãn hiệu: trong mục này Quý khách hàng phải mô tả, diễn giải làm sao để Cục sở hữu trí tuệ hiểu được, hình dung được nhãn hiệu mà Quý khách hàng vừa chèn vào trong khung mẫu nhãn hiệu.
Mục số 2: Chủ đơn
Đối với doanh nghiệp: Quý khách hàng điền đầy đủ tên công ty, địa chỉ (ghi rõ số nhà, tên đường, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố), điện thoại, email, fax;
Đối với cá nhân: Quý khách hàng điền đầy đủ họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, email, fax.
Mục số 3: Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
Mục số 4: Đại diện chủ đơn
Nếu là doanh nghiệp Quý khách chọn ô “là đại diện pháp luật của doanh nghiệp”
Trường trường hợp Quý khách hàng có nhờ đến các tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp tiến hành đăng ký nhãn hiệu thì chọn ô “là tổ chức dịch vụ đại diện Sở hữu công nghiệp được ủy quyền của chủ đơn”.
Mục số 5: Phí, lệ phí
Sau khi thống nhất lại là sẽ đăng ký bao nhiêu nhóm sản phẩm dịch vụ sau đó điền các khoản phí, lệ phí tương ứng vào các ô trong tờ khai.
Mục số 6: Các tài liệu có trong đơn
Chủ đơn nộp kèm hồ sơ tài liệu nào đi kèm với tờ khai đăng ký nhãn hiệu thì chọn vào các ô tương tự. Ví dụ: Tờ khai, mẫu nhãn hiệu, giấy ủy quyền …
Mục số 7: Danh mục và phân loại hàng hóa dịch vụ mang nhãn hiệu
Chủ đơn liệt kê tất cả các nhóm hàng hóa, dịch vụ mà Quý khách đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu.
Mục số 8: Mô tả tóm tắt đặc tính của hàng hóa/dịch vụ được chứng nhận.
Mục số 9: Chủ đơn ký tên, ghi rõ họ tên hoặc ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên sau đó điền ngày tháng năm nộp hồ sơ
Khuyến nghị của công ty Luật TNHH Everest:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm