Chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu nhãn hiệu, một số vấn đề pháp lý cá nhân, tổ chức cần biết. Rủi ro pháp lý trong chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu cần lưu ý.
Theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì: “Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác” (Điều 138)
“Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh” (Điều 4)
Như vậy, có thể hiểu chuyện nhượng (chuyển giao) quyền đối với nhãn hiệu là việc chủ sở hữu quyền đối với nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho cá nhân tổ chức khác.
Cá nhân tổ chức muốn chuyển giao quyền đổi với nhãn hiệu cho cá nhân, tổ chức khác cần đáp ứng điều kiện sau đây:
Thứ nhất, việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu cần phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản. Ngoài ra, hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp nói chung, hợp đồng chuyển giao quyền đối với nhãn hiệu chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
Thứ hai, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.
Luật sư Nguyễn Hoài Thương - Luật sư Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Khoản 4 Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định: “ Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.”
Trên thực tế, một trong những trường hợp có thể gây nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ chính là việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu có chứa dấu hiệu tương tự với tên thương mại của bên bán.
Cũng theo Luật sổ hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì: “Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”.
Ngoài ra, căn cứ theo khoản 3 Điều 139 Luật SHTT thì “quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó”.
Như vậy, việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu gặp khá nhiều khó khăn, hạn chế trong trường hợp nhãn hiệu có chứa dấu hiệu tương tự đối với tên thương mại.
Để việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu được cho phép, không gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ thì hai bên cần chứng minh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền rằng, cả tên thương mại của bên bán cũng được chuyển nhượng cho bên mua.
Để bên bán có thể chuyển nhượng tên thương mại cho bên mua, bên bán phải thực hiện và cung cấp tài liệu, giấy tờ chứng minh liên quan đến một trong các công việc sau: Bên bán chuyển nhượng toàn bộ công ty cho bên mua; bên bán loại bỏ các ngành nghề kinh doanh liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu và việc loại bỏ đó phải được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; bên bán giải thể công ty, không còn tồn tại sau khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu; hoặc bên bán đã đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng sao cho không còn chứa yếu tố tương tự với nhãn hiệu được chuyển nhượng.
Như vậy, để tránh bị từ chối chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu, hai bên cần cân nhắc khi tiến hành chuyển nhượng các nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ vì có chứa yếu tố tương tự với tên thương mại của bên bán.
Xem thêm:
Cách mô tả nhãn hiệu trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Dịch vụ thư ký luật dành cho doanh nghiệp
Dịch vụ pháp lý thường xuyên dành cho doanh nghiệp
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm