Nội dung bài viết [Ẩn]
Việc đăng ký nhãn hiệu để được bảo hộ gắn liền với sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của công ty vô cùng quan trọng và có giá trị lớn đối với các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên tiến hành đăng ký nhãn hiệu ngay sau khi thành lập doanh nghiệp, thực hiện các biện pháp ngăn chặn các hành vi làm giả, làm nhái, xâm phạm nhãn hiệu phương hại đến nhãn hiệu của mình.
Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp muốn “dựa hơi” vào thương hiệu đã nổi tiếng, có tên tuổi để dễ dàng hơn trong việc kinh doanh và phát triển. Một trong số các cách “dựa hơi” điển hình, đó là doanh nghiệp đăng ký thành lập doanh nghiệp có cụm từ nổi tiếng thuộc về quyền sở hữu của doanh nghiệp khác và sử dụng trong quá trình sản xuất - kinh doanh của mình.
Ví dụ: Có tới hơn 30 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh có thương hiệu gắn với “nhôm Việt Pháp” trên thị trường nhôm hiện nay. Điều này khiến cho người tiêu dùng không biết đâu là hàng thật, hàng giả.
Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: “Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc…” (Điều 17).
Theo quy định trên, thì việc đăng ký thành lập doanh nghiệp không được đặt tên trùng (ở đây được hiểu là trùng hoàn toàn), còn việc đăng ký tên thương mại, là dấu hiệu tên phân biệt là được. Vì vậy, sẽ dẫn đến việc các doanh nghiệp có tên thương mại phân biệt trùng nhau, chỉ khác nhau về loại hình và các dấu hiệu chung chung không có khả năng phân biệt đặc biệt khác.
Như vậy, lý do dẫn đến việc có tới việc doanh nghiệp đặt tên “dựa hơi”, gây nhầm lẫn với các thương hiệu nổi tiếng là quy định chưa chặt chẽ của Luật Doanh nghiệp năm 2014 đối với việc đặt tên doanh nghiệp và doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm chú trọng bảo vệ tên thương mại, nhãn hiệu của mình ngay từ đầu.
Về nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, thì cá nhân, pháp nhân nào có ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trước thì sẽ được bảo hộ nếu đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
Một doanh nghiệp ra đời và phát triển gắn liền với thương hiệu của công ty, nhưng vì chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu nên đã không chú trọng tới việc đăng ký bảo hộ. Việc không tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một trong các thiếu sót của các doanh nghiệp trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc này cũng dẫn tới hậu quả là doanh nghiệp thành lập sau đăng ký nhãn hiệu này và được bảo hộ.
Theo pháp luật về Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại sẽ được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó mà không cần phải đăng ký với cơ quan sở hữu trí tuệ. Theo đó, tên thương mại sẽ được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Lúc này, doanh nghiệp thành lập trước có thể tự bảo vệ quyền của mình bằng cách chứng minh thương hiệu đã được đăng ký và sử dụng là tên thương mại. Đồng thời, tiến hành thủ tục yêu cầu hủy hiệu lực văn bằng nhãn hiệu của doanh nghiệp thành lập sau và tiến hành đăng ký bảo hộ tên thương mại là nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Xét đến việc doanh nghiệp thành lập sau đăng ký nhãn hiệu là tên thương mại trùng với doanh nghiệp đã thành lập trước đó sẽ là đúng luật nếu doanh nghiệp này không biết đến sự tồn tại và không có mối liên hệ với doanh nghiệp trước. Còn ngược lại, hành vi mà doanh nghiệp sau thành lập sau thực hiện có thể bị coi là có hành vi đăng ký chiếm quyền.
Vì vậy, ngay sau khi thành lập doanh nghiệp cần thực hiện xác lập quyền đối với tên thương mại của mình bằng các đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Xem thêm: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu – Bước đầu tiên xây dựng một “thương hiệu mạnh”
Luật sư Nguyễn Hoài Thương - Luật sư Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Bên cạnh việc lưu ý nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu càng sớm càng tốt, chất lượng hồ sơ cũng như việc nộp lệ phí theo đúng quy định cũng là vấn đề doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm.
Như đã trình bày trên, thì cá nhân, pháp nhân nào có ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trước thì sẽ được bảo hộ nếu đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ. Các đơn đăng ký sau sẽ bị từ chối bảo hộ vì gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ trước đó.
Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp đơn đăng ký sau, nhưng được cấp văn bằng bảo hộ, còn đơn đăng ký nhãn hiệu không được bảo hộ, vì đã không thực hiện bước cuối cùng là nộp phí thông báo cấp bằng và có quyết định từ chối. Hoặc hồ sơ của bên đăng ký trước còn tồn tại nhiều lỗi, chưa đáp ứng được yêu cầu cục sở hữu trí tuệ đặt ra. Kết quả là đơn đăng ký sau lại được bảo hộ.
Như vậy, ngoài nhanh chóng thì doanh nghiệp cần sự cần trọng, chính xác trong công tác đăng ký nhãn hiệu.
Việc các công ty đăng ký tên thương mại có cụm từ đã nổi tiếng, thuộc quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp khác để lợi dụng hình ảnh, thương hiệu sản phẩm đã có sẵn trên thị trường chính là vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ. Bởi hành vi này khiến cho người tiêu dùng nhầm lẫn, không phân biệt được đâu là hàng giả, hàng thật.
Doanh nghiệp đã đăng ký và được bảo hộ tên thương mại là nhãn hiệu có quyền yêu cầu và xử lý vi phạm đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu của các doanh nghiệp sau đăng ký tên thương mại trùng với nhãn hiệu của công ty mình.
Bên cạnh đó, trong trường hợp nhận thấy có cá nhân, pháp nhân khác nộp đơn đăng kí bảo hộ nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần nhanh chóng nộp yêu cầu phản đối cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu này.
Theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì cá nhân, pháp nhân nào có ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trước sẽ được bảo hộ nếu đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định dựa trên dữ liệu mà cá nhân, tổ chức cung cấp trên cơ sở quy định của luật đối với nhãn hiệu. Trong trường hợp cá nhân "chiếm quyền" nộp hồ sơ được thông qua sau quá trình kiểm định của Cục sở hữu trí tuệ, cá nhân, tổ chức đó sẽ được cấp văn bằng bảo hộ với nhãn hiệu này. Vì vậy, doanh nghiệp cần cảnh giác cao độ với các hành vi chiếm quyền. Trước các hành vi “chiếm quyền” đến từ bất kì cá nhân, tổ chức nào khác, doanh nghiệp cần hành động quyết liệt để dành lại quyền thuộc về mình.
Như vậy, đối với mọi hành vi xâm phạm quyến sở hữu trí tuệ doanh nghiệp cần quyết liệt thực hiện các biện pháp ngăn chặn các hành vi làm giả, làm nhái, xâm phạm nhãn hiệu phương hại đến nhãn hiệu của mình của các cá nhân, doanh nghiệp khác.
Xem thêm:
Cách mô tả nhãn hiệu trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Dịch vụ thư ký luật dành cho doanh nghiệp
Dịch vụ pháp lý thường xuyên dành cho doanh nghiệp
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm