Nuôi con nuôi là một vấn đề mang tính nhân văn sâu sắc. Hiện nay, vấn đề nhận con nuôi không còn quá xa lạ trong cuộc sống. Vì nhiều lý do khác nhau như hiếm muộn hay thương cảm cho số phận của đứa trẻ, nhiều người đã thực hiện việc nhận nuôi con nuôi được tiến hành theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, khi có lý do muốn chấm dứt việc nuôi con nuôi thì họ lại không biết làm thế nào? Trình tự thủ tục ra sao?
Bài tư vấn pháp luật dân sự được thực hiện bởi: Luật gia Nguyễn Văn Hoàng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Việc chấm dứt nuôi con nuôi cũng như bất kì sự kiện hộ tịch nào khác đều phải dựa vào căn cứ pháp lý nhất định. Theo đó, căn cứ chấm dứt việc nhận con nuôi được quy định tại Điều 25 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 bao gồm các trường hợp:
Trường hợp vi phạm quy định tại Điều 13 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 là các trường hợp bị cấm theo quy định của pháp luật nuôi con nuôi, bao gồm:
(i) Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
(ii) Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
(iii) Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
(iv) Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
(v) Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
(vi) Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
(vii) Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì sẽ có căn cứ chấm dứt nhận nuôi con nuôi. Trong trường hợp của bạn, vì cả vợ chồng bạn và người con nuôi (19 tuổi) đều đồng ý về việc chấm dứt việc nhận con nuôi cho nên bạn có thể chấm dứt việc nhận con nuôi đó.
Theo quy định tại Điều 26 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 thì cá nhân, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi. Cụ thể bao gồm:
Như vậy, vợ chồng bạn hoặc em gái bạn hoặc người được nhận là con nuôi có thể yêu cầu lên cơ quan có thẩm quyền để giải quyết chấm dứt việc nhận con nuôi.
Để chấm dứt việc nhận một đứa trẻ làm con nuôi, bạn cần tiến hành theo những trình tự thủ tục sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ chấm dứt nuôi con nuôi
Hồ sơ yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi bao gồm:
Bước 2: Gửi hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền
Sau khi chuẩn bị xong tất cả những hồ sơ, tài liệu cần thiết như trên, bạn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết để nộp hồ sơ. Thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 10 Luật Nuôi con nuôi và Điều 35, Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự sẽ thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn hoặc người được nhận làm con nuôi cư trú hoặc làm việc.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền thụ lý và giải quyết yêu cầu
Tòa án sẽ triệu tập bạn để nộp tiền lệ phí giải quyết yêu cầu đó. Sau khi tiến hành xong các thủ tục trên, Tòa án sẽ xem xét tính hợp lệ của đơn yêu cầu. Nếu có căn cứ chấm dứt việc nhận con nuôi thì Tòa án có thẩm quyền ra quyết định giải quyết yêu cầu của bạn.
Hậu quả phát sinh sau khi có quyết định của Tòa án về việc chấm dứt nuôi con nuôi được pháp luật quy định như sau:
Chấm dứt việc nuôi con nuôi
Khi yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi, bạn phải nộp lệ phí cho Tòa án theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án. Theo Nghị quyết này, mức lệ phí mà bạn phải nộp là 300.000 đồng khi giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm