Cơ chế hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

Bởi Trần Thu Thủy - 16/12/2019
view 659
comment-forum-solid 0
Khoản 12 điều 3 Luật đất đai năm 2013 quy định: “Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất là việc nhà nước trả cho người có đất thu hồi và các chủ thể có liên quan bị thiệt hại trong quá trình thu hồi đất những thiệt hại về quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu, sử dụng đối với công trình, vật kiến trúc, cây trồng, vật nuôi và những thiệt hại khác liên quan do việc thu hồi đất gây ra”.

Về đối tượng được nhận hỗ trợ ổn định đời sống khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

Căn cứ theo khoản 14 điều 3 luật đất đai 2013 quy định: “Hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất là việc nhà nước trợ giúp cho người có đất bị thu hồi, để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển”. Hiểu theo phương diện này chỉ những đối tượng có đất bị thu hồi sẽ thụ hưởng chính sách hỗ trợ từ nhà nước. Tuy nhiên, nếu xem xét vấn đề trên cơ sở khoản 1 điều 19 nghị định số 47/2014/NĐ-CP có thể nhận thấy đối tượng được hỗ trợ ổn định đời sống bao quát hơn. Bao hàm hai nhóm chính yếu:

Thứ nhất, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Theo đó, để được xác định hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp phải thỏa mãn hai điều kiện: (i) Hộ gia đình, cá nhân đang có quyền sử dụng đất nông nghiệp thông qua các hình thức như được nhà nước giao, cho thuê, công nhận hoặc nhận chuyển nhượng (ii) Có thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đó. Tuy nhiên, có thể nhận thấy khái niệm hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp vẫn tồn tại khoảng trống nhất định, khi chưa công nhận những chủ thể trực tiếp sản xuất nông nghiệp từ diện tích đất thuê từ chủ thể khác, nếu đây là nguồn sống duy nhất của những chủ thể này từ phần diện tích đất thuê canh tác nhưng không được pháp luật công nhận là chủ thể trực tiếp sản xuất nông nghiệp là điểm bất hợp lý.

Thứ hai, với các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị ngừng sản xuất, kinh doanh khi nhà nước thu hồi đất sẽ căn cứ theo khoản 6 Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP khi đó, người lao động trong các tổ chức kể trên được áp dụng chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, thời gian trợ cấp không quá 6 tháng.

Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900.6198

Về điều kiện diện tích đất bị thu hồi để được nhận hỗ trợ ổn định đời sống

Luật đất đai năm 2013 quy định rõ các điều kiện cũng như đối tượng được thụ hưởng các chính sách liên quan đến hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất, tránh tình trạng các cơ quan có thẩm quyền lúng túng trong việc áp dụng pháp luật về hỗ trợ. Theo đó, tại khoản 3 Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP nêu rõ việc hỗ trợ ổn định đời sống được triển khai như sau:

a) Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng sẽ được hỗ trợ trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 24 tháng.

Đối với trường hợp thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế – xã hội.

b) Diện tích đất thu hồi quy định được xác định theo từng quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền; đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 36 tháng.

Từ những quy định về điều kiện nhằm căn cứ xác định khoản hỗ trợ đời sống khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp có thể thấy:

Thứ nhất, xem xét điều kiện nhận hỗ trợ khi đất bị thu hồi từ 30 -70% diện tích đất nông nghiệp “đang sử dụng” còn gây nhiều tranh luận, bởi khi xét vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thể hiện diện tích đất đang sử dụng hoặc chưa sử dụng. Do đó, để phân định đích xác diện tích đất “đang sử dụng” cần sử dụng biện pháp xác minh, đo đạc thực tế, gây lãng phí nhân vật lực. Từ đó, thiết nghĩ pháp luật nên sửa đổi cho phù hợp với tình tình thực tế là xét duyệt hỗ trợ dựa trên diện tích đất nông nghiệp thể hiện trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân hơn là chỉ xét trên diện tích đất đang sử dụng như quy định hiện nay.

Thứ hai, so với Nghị định số 197/2004/NĐ-CP (hết hiệu lực) Nghị định 47/2014/NĐ-CP đã có hiệu chỉnh cụ thể khi phân chia nhiều hạn mức đất bị thu hồi đất nhằm đảm bảo tính công bằng cho người sử dụng đất. Tuy nhiên, sự thay đổi này chưa hoàn toàn mang tính toàn diện, đáp ứng yêu cầu xã hội.

Thứ ba, cơ chế hỗ trợ ổn định đời sống hiện được xác định theo từng quyết định thu hồi đất, điều này gây khó khăn cho những nông hộ bị thu hồi đất bởi nhiều quyết định thu hồi khác nhau, nhưng từng quyết định thu hồi đều dưới 30% diện tích đất nông nghiệp. Giả thuyết nếu lần thứ nhất người sử dụng đất tổn thất 19% diện tích đất nông nghiệp, lần thứ hai bị mất 19% diện tích còn lại, trên nguyên tắc cộng gộp tương tương 38% trên tổng diện tích đất mà người sử dụng đất đang sở hữu. Những tổn thất này thiết nghĩ cần phải được hỗ trợ một cách nhanh chóng và kịp thời so với các trường hợp bị mất từ 30% diện tích đất nông nghiệp.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.96949 sec| 1006.617 kb