Có được lập di chúc định đoạt tài sản của người khác trên đất của mình không?

Bởi Nguyễn Hồng Thúy - 10/01/2020
view 504
comment-forum-solid 0

Nội dung bài viết [Ẩn]

Câu hỏi

Vào năm 2000, dì tôi kêu tôi vào ở chung nhà với bà trên phần đất bà đứng tên chủ quyền (dì ruột của tôi, năm nay bà 78 tuổi ). Đến năm 2006,  bà đồng ý cho tôi bỏ căn nhà đang ở để xây dựng căn nhà mới trên phần đất này (chi phí xây dựng nhà  hoàn toàn là của tôi, dì tôi không có góp phần tiền nào hết). Tháng 4/ 2009, tôi nhập chung hộ khẩu với dì, tôi là chủ hộ, trên phần đất dì tôi đứng tên đến bây giờ. Vì dì tôi độc thân, không có chồng và cũng không có con. Nhưng bà còn một em trai 65 tuổi độc thân và một chị gái 82 tuổi (là mẹ của tôi). Và dì có cháu gọi bằng cô (từ 2 người em trai đã chết).  Thưa luật sư,  từ tháng 8 /2009 đến nay giữa tôi và dì của tôi trở mặt nhau vì dì của tôi đã uỷ quyền cho em trai của bà khởi kiện  tôi ra tòa để đuổi tôi ra nơi khác ở và người uỷ quyền đó đã chết trước khi tòa xử. Hiện tại tôi và dì của tôi vẫn ở chung căn nhà mà tôi xây dựng trên phần đất của dì đứng tên. Và bây tình cảm bà ấy vẫn nghiêng về phía những người con của hai người em trai đã chết.Kính thưa quý luật sư, nhờ qúi vị tư vấn dùm một số vấn đề như sau:

1/   Hiện tại, nếu dì của tôi đến phòng công chứng làm di chúc để toàn bộ tài sản (bao gồm cả nhà mà tôi đang ở) cho người khác có được không?

2/ Nếu sau khi dì tôi qua đời vì bệnh tật tuổi già sức yếu và tôi phải thờ cúng bà trong căn nhà đang ở chung. Thì phần tài sản bà để lại tôi có được thừa hưởng hay không?

Luật sư tư vấn trả lời

Thứ nhất, xác định di sản của người chết

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Cá nhân có quyền lập di chúc theo quy định tại Điều 509 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể

Điều 609. Quyền thừa kế

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật

Điều 612. Di sản

Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”

Như vậy, dì của bạn chỉ có quyền lập di chúc đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của mình để định đoạt tài sản đó cho những người thừa kế.  Tài sản hiện nay của dì bao gồm: quyền sử dụng đất đối với diện tích 1000m2 đất trồng cây lâu  năm và quyền sử dụng đất đối với diện tích 304m2 đất có căn nhà, còn với tài sản là căn nhà bạn đã được dì đồng ý cho xây dựng trên quyền sử dụng của dì vào thời điểm năm 2006 nếu có căn cứ chứng minh về việc tạo lập hơp pháp thì vẫn được coi là tài sản của bạn, dì không có quyền định đoạt đối với tài sản này.

Thứ hai, xác định người thừa kế

Sau khi dì mất, nếu dì bạn có để lại di chúc và được xác định là hợp pháp theo Điều 630 Bộ Luật dân sự 2015 thì việc phân chia di sản thực hiện theo ý chí thể hiện trong di chúc của dì. Bạn có được hưởng  di sản thừa kế hay không phụ thuộc vào ý chí thể hiện trong di chúc của dì.

“Điều 630. Di chúc hợp pháp

Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng”

Trường hợp di sản của dì thuộc trường hợp thừa kế theo pháp luật theo Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 thì di sản của dì được để lại cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo nguyên tắc được quy đinh tại  Điều 651 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể:

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

Không có di chúc;

Di chúc không hợp pháp;

Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, do những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người đã mất  đều đã chết nên trường hợp di sản của dì được chia thừa kế theo pháp luật thì những người thừa kế thứ hai của người đã mất, bao gồm mẹ bạn và cậu sẽ được hưởng thừa kế. Bạn thuộc hàng thừa kế thứ ba nên chỉ được hưởng thừa kế khi những người thừa kế thứ hai từ chối nhận di sản.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.29734 sec| 1015.414 kb