Có được phép công khai tên tuổi người nhiễm Covid-19?

Bởi Nguyễn Hồng Thúy - 18/03/2020
view 557
comment-forum-solid 0
Những ngày gần đây, số người nhiễm bệnh Covid-19 ở Việt Nam đang có diễn biến tăng. Ngoài các biện pháp chuyên môn, cơ quan chức năng còn lập danh sách, tiến hành cách ly, giám sát, theo dõi tất cả những người có lịch sử tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm bệnh. Câu hỏi được đặt ra là liệu việc đưa hình ảnh, thông tin cá nhân công khai có vi phạm pháp luật hay không?

Quyền của cá nhân đối với thông tin, hình ảnh của mình

Căn cứ theo khoản 1 điều 32 bộ luật dân sự năm 2015, thì

Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Theo đó, cá nhân có quyền đối với thông tin, hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng thông tin, hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Luật sư tư vấn pháp luật Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Tuy nhiên trong một số trường hợp, việc sử dụng hình ảnh không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hay người đại diện theo pháp luật của họ, cụ thể tại khoản 2 điều 32 bộ luật dân sự  năm 2015 như sau:

Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Như vậy, việc sử dụng hình ảnh vì lợi ích quốc gia, dân tộc, công cộng hay hình ảnh từ hoạt động công cộng mà không làm tổn hại đến danh dự người có hình ảnh thì không bị coi là vi phạm pháp luật.

Có được phép công khai tên tuổi người nhiễm Covid-19 không?

Theo khoản 2 điều 32 bộ luật dân sự năm 2015 đã nêu ở trên thì việc sử dụng hình ảnh vì lợi ích quốc gia, dân tộc, công cộng hay hình ảnh từ hoạt động công cộng mà không làm tổn hại đến danh dự người có hình ảnh thì không bị coi là vi phạm pháp luật. Như vậy việc công khai tên tuổi người nhiễm Covid-19 thực tế là hành vi được phép làm vì xuất phát từ mục đích lợi ích quốc gia, dân tộc, công bố cho mọi người biết ai đã từng tiếp xúc để khai báo y tế, chủ động cách ly,....

Thêm nữa, những thông tin này phải là thông tin chính thống từ các cơ quan thông tấn báo chí, cơ quan y tế, cơ quan phòng chống dịch bệnh. Bởi nếu những thông tin hình ảnh này sai sự thật, gây hoang mang dư luận, vu khống cho những người khác thì những người đăng tải sẽ bị xử phạt và bồi thường theo từng quy định cụ thể.

Trường hợp lạm dụng tên tuổi người bị nhiễm Covid-19 để phân biệt đối xử

Tại khoản 5 điều 8 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin cá nhân tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.

Như vậy mặc dù việc công khai tên tuổi người nhiễm bệnh là nhằm mục đích lợi ích quốc gia, dân tộc, tạo điều kiện cho công tác khám, chữa, điều trị dịch bệnh nhưng hành vi sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của người bị bệnh với lời lẽ phân biệt, tiêu cực thì là hành vi bị nghiêm cấm. Chính vì vậy để giảm nhẹ mức độ người bị nhiễm bệnh bị phân biệt đối xử, các cơ quan báo chí chính thống đưa tin thường đưa thông tin về địa chỉ cụ thể, lịch trình đi lại và viết tắt tên của người bệnh cũng như hạn chế tối đa việc đăng tải hình ảnh của họ để tránh việc làm ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh.

Hiện nay, việc những người khai báo gian dối hoặc trốn cách ly đã khiến cho dư luận vô cùng bức xúc dẫn đến hành vi đưa hình ảnh, thông tin những người này lên mạng xã hội với những thái độ khá tiêu cực. Tuy nhiên đối với bệnh nhân Covid-19, nếu họ vi phạm thì họ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Các cá nhân chúng ta hãy thay vì có những hành vi phân biệt đối xử, kỳ thị thì hãy tập trung thực hiện công tác phòng chống chữa bệnh của bộ y tế, nắm bắt thông tin người bệnh để phòng tránh và hạn chế có những hành vi phân biệt đối xử bởi việc người bị nhiễm virus bị công kích, phân biệt đối xử, kỳ thị có ảnh hưởng nhất định tới tâm lý của những người nghi nhiễm, khiến họ gặp nhiều khó khăn trong khám và điều trị bệnh.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.40138 sec| 1002.68 kb