Phát triển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp, một số vấn đề pháp lý cơ bản

view 2179
comment-forum-solid 0

Hiện nay, tại Việt Nam nhà nước đang khuyến khích các hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp, bởi hộ kinh doanh bị hạn chế rất nhiều khía cạnh. Việc chuyển đổi thành doanh nghiệp mang đến lợi thế tối ưu nhất so với mô hình kinh doanh bằng hộ kinh doanh. 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Hoài Thương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

- Kinh doanh bằng mô hình hộ kinh doanh gặp khó khăn gì?

Hộ kinh doanh có tư cách thể nhân, với trách nhiệm cá nhân của người làm chủ, hoặc trách nhiệm của các cá nhân có liên quan về mọi hoạt động kinh doanh của cơ sở, không có sự tách bạch về tài sản của chủ sở hữu và hộ kinh doanh. Khi kinh doanh dưới mô hình hộ kinh doanh, pháp luật chỉ thừa nhận tư cách của chủ sở hữu mà không thừa nhận tư cách của hộ kinh doanh trước pháp luật. Một số điểm đặc trưng, nhưng cũng có thể coi là hạn chế của hộ kinh doanh:

(1) Hộ kinh doanh là mô hình kinh doanh nhỏ:

Quy mô lao động dưới 10 người, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa chỉ duy nhất trong phạm vi toàn quốc, quy định này của pháp luật hạn chế việc mở rộng phạm vi kinh doanh theo địa lý của mô hình này;

(2) Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động kinh doanh.

Có thể nói, mô hình hộ kinh doanh gắn liền với một cá nhân, hoặc một nhóm cá nhân. Trách nhiệm vô hạn này thể hiện ở việc thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản phát sinh từ hoạt động kinh doanh của mô hình này. Nếu hộ kinh doanh không có tài sản để thanh toán các khoản nợ, cá nhân làm chủ phải lấy tài sản riêng của mình để thanh toán các khoản nợ. Trong trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân làm chủ, trách nhiệm trả các khoản nợ này sẽ thuộc về tất cả các thành viên trong nhóm, đây là trách nhiệm liên đới vô hạn của các thành viên.

Với đặc trưng như vậy của mô hình hộ kinh doanh có thể nói rất an toàn với công chúng và không cần nhiều các quy định của pháp luật để điều chỉnh, bởi tính chịu trách nhiệm vô hạn đã là một biện pháp đảm bảo cho khách hàng, chủ nợ của hộ kinh doanh. Chính trách nhiệm vô hạn, buộc các thành viên làm chủ phải cẩn trọng trong quá trình kinh doanh. Đây chính là hạn chế của mô hình kinh doanh này, khi nó không khuyến khích được người kinh doanh mạnh dạn cho việc đầu tư. Hơn nữa, với quy mô nhỏ, hộ kinh doanh có nhiều hạn chế trong việc mở rộng phạm vi kinh doanh cũng như ứng dụng kỹ thuật - công nghệ.

Mặt khác, mô hình hộ kinh doanh còn thể hiện sự kém minh bạch, tính đại chúng, huy động vốn để phát triển của hộ kinh doanh, kèm theo đó là những vấn đề liên quan đến các biện pháp chế tài, thực thi, bảo vệ lợi ích hợp pháp khi có sự cố… đều không thuận lợi so với pháp nhân là doanh nghiệp.

- Phát triển hộ kinh doanh lên mô hình doanh nghiệp (công ty), cần lưu ý gì?

Thực tế của việc phát triển hộ kinh doanh lên doanh nghiệp không được thuận lợi, nhiều hộ kinh doanh không muốn chuyển đổi lên doanh nghiệp vì nhiều lý do, như: do quy mô quá nhỏ, đơn giản mang tính chất gia đình và kinh doanh không ổn định; hộ kinh doanh chưa quen với hệ thống sổ sách, kế toán, báo cáo thuế khi hoạt động theo mô hình doanh nghiệp; Việc chuyển đổi thành doanh nghiệp khiến hộ kinh doanh phải chịu thêm chi phí thuế kế toán, khai báo thuế, bảo hiểm xã hội…

Hơn nữa với cơ chế thuế khoán đơn giản, khi phát triển lên doanh nghiệp, nghĩa vụ thuế được căn cứ trên các hóa đơn, chứng từ có thể dẫn đến phải đóng thuế nhiều hơn. Thói quen kinh doanh dựa trên mối quan hệ, quản lý dựa trên kinh nghiệm chưa quen với khái niệm về quản trị doanh nghiệp. Hạn chế nhận thức về Luật Doanh nghiệp, kiến thức, kỹ năng điều hành doanh nghiệp là lý do khiến hộ kinh doanh chưa thật sự muốn chuyển đổi mô hình kinh doanh lên doanh nghiệp.

Vậy, khi phát triển hộ kinh doanh lên mô hình doanh nghiệp (công ty), cần lưu ý:

(1) Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp:

Khi phát triển lên doanh nghiệp, hộ kinh doanh lựa chọn mô hình doanh nghiệp phù hợp với đặc thù lĩnh vực kinh doanh, mục tiêu kinh doanh đặt ra nhằm phát huy tốt nhất những nguồn lực đã có. Nếu không muốn có sự thay đổi quá lớn trong cách điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh có thể lựa chọn mô hình, như: Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh.

(2) Thực hiện chế độ thuế - kế toán, quy định pháp luật về quản lý kinh doanh:

Đây cũng chính điều mà các hộ kinh doanh không mặn mà khi phát triển lên doanh nghiệp. Cho đến nay, hộ kinh doanh chưa thực hiện quy định về sổ sách kế toán, nếu có thì chỉ ghi chép đơn giản. Hầu hết các hộ kinh doanh chưa thực hiện chế độ hóa đơn, chứng từ, trình độ quản lý đơn giản. Thuế nộp hàng năm theo cơ chế thuế khoán dựa trên doanh thu của năm trước đó, cơ quan thuế áp thuế nộp cả năm cho hộ kinh doanh. Khi phát triển lên doanh nghiệp, buộc phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sổ sách kế toán, thực hiện thủ tục kê khai, quyết toán thuế, các hoạt động kinh doanh cần phải có hóa đơn, chứng từ được lập bởi người có chuyên môn về kế toán. Kết thúc hàng năm phải lập báo cáo tài chính bắt buộc và bảng cân đối kế toán. Ngoài ra, phát triển lên doanh nghiệp phải gửi hồ sơ kê khai, quyết toán thuế lên cơ quan thuế… Thực hiện những quy định này giúp cho chủ sở hữu có sự minh bạch về tài chính, phân định rõ ràng tài sản riêng và tài sản đưa vào kinh doanh đảm bảo quyền lợi khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.

(3) Tiếp cận với cách quản trị mới:

Quản trị doanh nghiệp khác hoàn toàn với hộ kinh doanh, cách thức quản trị phụ thuộc vào mô hình doanh nghiệp và gắn liền với trách nhiệm của vị trí quản lý trong doanh nghiệp. Khi lựa chọn mô hình công ty, quản trị doanh nghiệp có sự tham gia của các đồng sở hữu cũng như các bộ phận khác trong công ty được lập ra theo quy định của pháp luật như Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc… với cách thức quản trị chuyên nghiệp, phân định rõ chức năng và nhiệm vụ, thực hiện cơ chế người đại diện. Đối với mô hình không thay đổi số lượng chủ sở hữu như doanh nghiệp tư nhân hay công ty TNHH một thành viên không có sự chia sẻ về quyền lực nhiều nhưng cách thức quản trị tuân theo quy định của Luật doanh nghiệp về chế độ đại diện theo pháp luật.

- Phát triển thành doanh nghiệp, hộ kinh doanh được hỗ trợ gì?

Hiện nay, đã có những thay đổi mạnh mẽ về cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, trong đó có sự đổi mới về thủ tục thành lập doanh nghiệp cùng các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Sự đổi mới này được thể hiện cụ thể qua Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản liên quan.

Hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp sẽ được hưởng nhiều lợi thế, cụ thể như: (1) Giảm lệ phí đăng ký doanh nghiệp; (2) Thủ tục đăng ký doanh nghiệp đơn giản; (3) Không phải nộp tờ khai mẫu 06/GTGT; (4) Được hưởng nhiều ưu đãi từ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; (5) Thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ còn 3 ngày; (6) Doanh nghiệp được tự chủ về con dấu.

Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900.6198

- Dịch vụ tư vấn chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

Dịch vụ pháp lý về việc tư vấn chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest: (i) tư vấn, hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp và các vấn đề khác trong lĩnh vực danh nghiệp; (ii) đại diện theo ủy quyền của khách hàng để thực hiện công việc; (iii) hỗ trợ dịch thuật, xác nhận giấy tờ và giúp đỡ về pháp luật khác.

Với hệ thống đối tác liên quan đến dịch vụ lao động: tư vấn pháp luật lao động, tư vấn doanh nghiệp, tư vấn thuế - kế toán… Công ty Luật TNHH Everest có thể hỗ trợ khách hàng các giải pháp tổng thể.

Với mạng lưới chi nhánh, đại lý tại Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nha Trang, Hồ Chí Minh…, cùng với việc áp dụng công nghệ, xây dựng các gói dịch vụ pháp lý đa dạng, Công ty Luật TNHH Everest có thể đáp ứng được nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng với chất lượng tốt, thời gian nhanh và chi phí hợp lý.


Liên hệ với Công ty Luật TNHH Everest:

Trụ sở: Tầng 04, Tòa nhà Time, 35 đường Lê Văn Lương, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Chi nhánh Hà Nội: Khu 319 – HC Golden City, phố Hồng Tiến, quận Long Biên, Hà Nội

Chi nhánh Quảng Ninh: Số 19-A1 khu tái định cư xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh

Điện thoại: 024-66 527 527-Tổng đài tư vấn: 1900- 6198 – Email: info@everest.org.vn.


- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

Luật sư Nguyễn Hoài Thương

Luật sư Nguyễn Hoài Thương

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-hoai-thuong/ Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương được biết đến là một luật sư, chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, hợp đồng, thương mại, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương gia nhập Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2016 đến nay.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.94423 sec| 1055.18 kb