Cơ sở lý luận về tranh chấp xử lý vi phạm kỷ luật lao động

Bởi Nguyễn Hồng Thúy - 06/01/2020
view 502
comment-forum-solid 0
Tranh chấp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động được hiếu là tranh chấp giữa người lao động (người bị xử lý kỷ luật) và người sử dụng lao động (người đã xử lý kỷ luật người lao dộng) về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong quan hệ pháp luật về xử lý vi phạm kỷ luật lao động.

Khái niệm

Tranh chấp về xử lý vi phạm kỷ’ luật lao động được hiếu là tranh chấp giữa người lao động (người bị xử lý kỷ luật) và người sử dụng lao động (người đã xử lý kỷ luật người lao dộng) về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong quan hệ pháp luật về xử lý vi phạm kỷ luật lao động.

Nhận diện quan hệ pháp luật tranh chấp

Nhận diện đúng quan hệ pháp luật tranh chấp không chỉ giúp Luật sư áp dụng chính xác pháp luật tổ tụng, mà còn giúp áp dụng chính xác pháp luật về nội dung để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho khách hàng của mình. Quan hệ pháp luật tranh chấp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động có thể được nhận diện thông qua các dấu hiệu sau đây:

Thứ nhất, về chủ thể của quan hệ pháp luật tranh chấp.

Chủ thể của quan hệ pháp luật tranh chấp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động bao gồm người lao động và người sử dụng lao dộng.

Người lao động là chủ the của quan hệ pháp luật tranh chấp lao động về xử lý vi phạm kỷ luật lao động là người đã bị xử lý kỷ luật lao động. Vì cho rằng mình bị xử lý kỷ luật trái pháp luật nên đà yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp.

Người sử dụng lao động là chủ thế của quan hệ pháp luật tranh chấp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động là tố chức, cá nhân (sử dụng người lao động nói trên) đã ra quyết định xử lý ký luật dối với người lao động. Trong loại tranh chấp này, người sử dụng lao dộng là người bị kiện.

Thứ hai, về khách thể của quan hệ pháp luật tranh chấp.

Theo cách hiêu thông thường, khách thể của quan hệ pháp luật là lợi ích chung mà các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đó cùng hướng tới. Theo tinh thần này, khách thể của quan hệ pháp luật tranh chấp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động chính là quyền xử lý vi phạm kỷ luật lao động của người sử dụng lao động.

Luật sư tư vấn pháp luật đất đai Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 19006198

Quyền xử lý vi phạm kỷ luật lao động của người sử dụng lao động có the coi là một loại đặc quyền của người sử dụng lao động trong quan hệ pháp luật lao động. Sử dụng quyền này trên thực tẽ chính là một trong những biện pháp quan trọng đế duy trì, củng cố. tăng cường kỷ luật lao động trong đơn vị sử dụng lao động. Tuy nhiên, khi người sử dụng lao động sử dụng quyền này ở góc độ V- mức độ nào đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới dời sống của bán thân và gia đình người lao động bị xử lý kỷ luật, nhất là trong trường hợp người sử dụng lao động không tuân thủ pháp luật hoậc không chấp hành đúng pháp luật khi sử dụng quyền nảy (ra quyết định kỷ luật trái phá; luật). Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tranh chấp giữ- hai bên.

Thứ ba, về nội dung của quan hệ pháp luật tranh chấp.

Nội dung của quan hệ pháp luật là tống hợp quyền và nghĩa v_ pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đó. Quyền nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động tạo thành nội dung của quan hệ pháp luật tranh chấp . xử lý vi phạm kỷ luật lao động.

Trong quan hệ pháp luật này, người lao động có quyền yêu cầu. Tòa án nhân dân tuyên quyết định xử lý vi phạm kỷ luật lao động cũ- người sử dụng lao động đối với mình là trái pháp luật, xin lỗi công khai, khôi phục lại mọi quyền lợi và đền bù tồn thất cho mình, quyết định trái pháp luật đó gây ra.

Thứ tư, về nội dung yêu cầu giải quyết tranh chấp của nguyên đơn.

Nội dung yêu cầụ giải quyết tranh chấp của nguyên đơn cũng là nột trong những yếu tố quan trọng trong việc xác định quan hệ pháp .uật tranh chấp. Đối với.vụ tranh chấp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động, nguyên đơn - người lao động, có yêu cầu Tòa án tuyên bố quyết định xử lý kỷ luật lao động của người sử dụng lao động đoi với mình là trái pháp luật, từ đó yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề khác có liên quan để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình, như: yêu cầu người sử dụng lao động xin lỗi công khai, yêu câu người sử dụng lao động khôi phục mọi quyền lợi cho mình do hành vi xử lý vi phạm kỷ luật lao động trái pháp luật gây ra... Trong những trường hợp khác, dù yêu cầu của người lao động liên quan đen việc xử lý vi phạm kỷ luật lao dộng nhưng sẽ làm thay đổi bản chất của quan hệ pháp luật tranh chấp.

Trong thực tế có thế có trường họp người lao động yêu càu Tòa án nhân dân giái quyết tranh chấp lao động về trường họp bị tạm đình chỉ công việc (vì cho rằng mình bị người sử dụng lao động tạm đình chỉ công việc trái pháp luật).

Các dạng tranh chấp phổ biến

Trên thực tế, người yêu cầu Tòa án nhân dàn giải quyết tranh chấp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động bao giờ cũng là người lao động. Điều này có nghĩa người lao động là nguyên dơn và người sư dụng lao động là bị dơn trong quá trình Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động. Tâm diểm của tranh chấp bao giờ cũng xoay quanh vấn đề người lao dộng cho rằng mình bị xử lý kỷ luật trái pháp luật, vì vậy người lao động đã dề nghị Tòa án nhân dân tuyên quyết định xử lý vi phạm kỷ luật lao dộng dối vói mình là trái pháp luật, khôi phục lại mọi quyền lợi cho mình, bao gồm cả việc yêu cầu người sử dụng lao động bồi thường thiệt hại.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.17727 sec| 1006.883 kb