Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Bởi Trần Thu Thủy - 03/01/2020
view 552
comment-forum-solid 0

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là gì?

Công ty TNHH là mô hình công ty ra đời muộn nhất trong các loại hình công ty và là một sản phẩm của các nhà lập pháp. Đối với công ty hợp danh, tính “đối nhân” mang lại ưu điểm là đảm bảo sự liên kểt và kiểm soát nội bộ chặt chẽ (người ngoài khó thâm nhập được vào), nhưng cũng có nhược điếm là cơ chế “trách nhiệm vô hạn và liên đới” làm cho các nhà đầu tư cảm thấy không an toàn trong kinh doanh.

Về bản chất, công ty TNHH hai thành viên trở lên là loại hình công ty có số lượng thành viên hạn chế, các thành viên cùng góp vốn, cùng quản lý, cùng chia lãi, cùng chịu lỗ dựa trên tỉ lệ phần vốn góp vào công ty. Mặc dù, chế độ trách nhiệm hữu hạn là đặc trưng của mô hình công ty đối vốn (công ty cổ phần) nhưng các nhà làm luật vẫn lẩy thuộc tính này để đặt tên cho mô hình công ty này là bởi hai lý do sau:

Một là, công ty TNHH hai thành viên trở lên có nhiều nét tương đồng với công ty đối nhân như hạn chế sự tham gia của người vào nội bộ, cơ chế hạn chế chuyển nhượng vốn. Vì vậy để phân biệt với chê độ trách nhiệm vô hạn của mô hình công ty đối nhân (thành viên họp danh công ty hợp danh), các nhà làm luật “nhấn mạnh” nét khác biệt chính là chế độ trách nhiệm hữu hạn trong kinh doanh của chủ sở hữu công ty.

Hai là, khẳng định nét tương đồng trong quy định về chế độ trách nhiệm của thành viên công ty trong mô hình công ty TNHH hai thành viên trở lên với mô hình công ty cổ phần. Như vậy, mô hình CTTNHH hai thành viên trở lên cũng mang tính đối vốn.

Từ đó, có thể thấy ràng công ty TNHH hai thành viên trở lên là mô hình công ty trung gian giữa công ty đối nhân và công ty đối vốn do vừa cỏ đặc điểm của công ty đối nhân vừa có đặc điểm của công ty đối vốn, song phổ biến vẫn được xếp vào nhóm các công ty đối vốn.

Đặc điểm cơ bản của Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Về thành viên

Về bản chất, thành viên của công ty TNHH có tính liên kểt chặt chẽ với nhau thông qua việc cùng góp vốn và cùng quản lý công ty (thành viên công ty TNHH là thành viên Hội đồng thành viên, được quy định là người quản lý doanh nghiệp theo quy định hiện hành1). Do đó thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể là tổ chức hoặc cá nhân quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài, nhưng không thuộc các đối tượng bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp được quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014. số lượng thành viên từ 2 đến 50 thành viên trong suốt quá trình hoạt động. Đây là một trong những đặc điểm mang tính “đối nhãn” của công ty TNHH hai thành viên trở lên. Khi pháp luật đưa ra con số thành viên tối đa là 50 thành viên thì buộc các thành viên trong công ty phải lựa chọn, “chắt lọc” những người có mối liên hệ nhất định với các thành viên còn lại. Vì thế, thành viên tham gia công ty TNHH hai thành viên trở lên không mang tính “đại chúng” như mô hình công ty đối vốn (Công ty cổ phần chỉ quy định số thành viên tối thiểu chứ không quy định số thành viên tối đa).

Tư cách pháp lý

Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cũng như các mô hình công ty còn lại tại Việt Nam, pháp luật quy định công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân xuất phát từ hai lý do:

Công ty TNHH đã đáp ứng đầy đủ những điều kiện của một tổ chức có tư cách pháp nhân như được thành lập họp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sán độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Việc thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty TNHH là phù hợp với các quy định của các quôc gia khác vê mô hình công ty này. Theo đó, chính tư cách pháp lý độc lập của công ty TNHH dẫn đến việc trách nhiệm trong kinh doanh của công ty TNHH với thành viên của công ty cũng sẽ tách bạch với nhau.

Chế độ trách nhiệm tài sản

Chế độ trách nhiệm tài sản của công ty: Do có tư cách pháp nhân, công ty TNHH hai thành viên trở lên phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của công ty. Theo đó, khi thực hiện góp vốn vào công ty, các thành viên công ty phải thực hiện chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty. Tài sản của công ty bao gồm vốn điều lệ và các loại tài sản khác tạo lập được khi công ty vận hành.

Chế độ trách nhiệm tài sản của thành viên: về mặt bản chất, thành viên công ty TNHH sẽ được hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn khi tham gia vào công ty này. Điều đó có nghĩa rằng, nếu công ty bị phá sản, thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào công ty mà không ảnh hưởng tới những tài sản dân sự không bỏ vốn vào kinh doanh. Tuy nhiên, phần vốn góp của thành viên công ty không phải lúc nào cũng là phần vốn đã góp, mà có thể bao gồm cả phần vốn mà các thành viên cam kết góp nếu các thành viên thực hiện chế độ cam kết góp vốn vào công ty. Như vậy, trong trường hợp góp vốn đủ một lần, thành viên sẽ chỉ chịu trách nhiệm trong số vốn đã góp.

Cơ chế chuyển nhượng vốn

Vì có sự hạn chế tham gia của người ngoài vào công ty TNHH, nên pháp luật cũng quy định việc chuyển nhượng vốn góp trong CTTNHH hai thành viên trở lên cũng phải theo trình tự nhất định. Ở công ty hợp danh, các thành viên hợp danh muốn chuyển nhượng vốn góp thì phải “được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại”, như vậy, việc chuyển nhượng vốn là rất khó khăn. Ở công ty cổ phần, các cổ đông được ghi nhận quyền tự do chuyển nhượng cổ phần chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt. Ở công ty TNHH từ hai thành viên trở lên, pháp luật thiết kế cơ chế có tính trung gian. Công ty TNHH hai thành viên trở lên không tuyệt đối hoá quyền quyết định việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên dành cho các thành viên còn lại của công ty, mà các bên đều có “quyền và nghĩa vụ” tương ứng trong hoạt động này, dựa trên nguyên tắc vừa đảm bảo tính hạn chế chuyến nhượng vốn ra bên ngoài nhưng cũng đảm bảo quyền chuyến nhượng đối với vốn góp của thành viên, đó là, thành viên công ty TNHH có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác nhưng phải ưu tiên chào bán cho các thành viên còn lại trong công ty và chỉ được chào bán ra bên ngoài khi các thành viên còn lại không mua hoặc không mua hết.

Về cơ chế huy động vốn

Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể huy động vốn bằng cách: Huy động von góp: từ các thành viên hiện hữu, từ cá nhân, tổ chức có nhu cầu góp vốn; huy động vốn vay: từ các tổ chức cá nhân, phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn từ công chúng

Xem thêm: 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.52814 sec| 1022.336 kb