+ Xã hội Việt Nam trước khi Pháp xâm lược là xã hội phong kiến độc lập, nền nông nghiệp lạc hậu, trì trệ. Chính quyền nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động… không mở ra khả năng cho Việt Nam cơ hội tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của thế giới. Vì vậy, đã không phát huy được những thế mạnh của dân tộc và đất nước, không tạo ra tiềm lực vật chất và tinh thần đủ sức bảo vệ Tổ quốc, chống lại âm mưu xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
+ Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858) và hiệp định Patơnốt (1884) được ký kết, xã hội Việt Nam bước sang giai đoạn mới và trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Trong lòng xã hội thuộc địa, mâu thuẫn mới bao trùm lên mâu thuẫn cũ, nó không thủ tiêu mâu thuẫn cũ mà là cơ sở để duy trì mâu thuẫn cũ, làm cho xã hội Việt Nam càng thêm đen tối. Các phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp rầm rộ, lan rộng ra cả nước… lãnh đạo họ là các sĩ phu văn thân mang ý thức hệ phong kiến, điều đó cho thấy sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trước nhiệm vụ lịch sử của dân tộc.
+ Đầu thế kỷ XX, bối cảnh xã hội Việt Nam đặt dân tộc chống cả Triều lẫn Tây. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân và các phong trào yêu nước ở thời kỳ này dù dưới ngọn cờ nào cũng đều thất bại hoặc bị dìm trong bể máu. Xã hội Việt Nam khủng hoảng về đường lối cứu nước. Nguyễn Tất Thành sinh ra trong bối cảnh nước mất nhà tan và lớn lên trong phong trào cứu nước của dân tộc, Người đã sớm tìm ra nguyên nhân thất bại của các phong trào giải phóng dân tộc là: các phong trào giải phóng dân tộc đều không gắn với tiến bộ xã hội. Nguyễn Ái Quốc nảy ý định ra đi tìm đường cứu nước
con đường đưa Nguyễn Ái Quốc đến với tư tưởng Hồ Chí Minh: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, giải phóng dân tộc phải đi theo con đường mới. Sự xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh là một tất yếu, đáp ứng nhu cầu lịch sử của cách mạng Việt Nam.
Quê hương và gia đình
Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình Nho học, có nề nếp gia phong mẫu mực, giữ đạo hiếu và có truyền thống hiếu học, yêu thương đùm bọc…, Cụ Nguyễn Sinh Sắc có tư tưởng yêu nước, thương dân, cuộc đời cụ Phó bảng có ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình thành nhân cách và tư tưởng Hồ Chí Minh sau này.
Quê hương Nghệ tĩnh, huyện Nam Đàn, làng Kim Liên có truyền thống
cách mạng đậm nét, giàu truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm. Quê hương
của Người có nhiều anh hùng nổi tiếng như Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu…, đã thấm máu của các anh hùng liệt sĩ chống Pháp như Vương Thúc Mậu, Nguyễn Sinh Quyến… Bản thân anh trai, chị gái của Bác cũng tham gia chiến đấu dũng cảm. Khi còn học ở Huế, Nguyễn Tất Thành đã chứng kiến bọn thực dân Pháp đàn áp đồng bào mình, điều đó đã thôi thúc Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân.
Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
+ Xã hội Việt Nam trước khi Pháp xâm lược là xã hội phong kiến độc lập, nền nông nghiệp lạc hậu, trì trệ. Chính quyền nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động… không mở ra khả năng cho Việt Nam cơ hội tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của thế giới. Vì vậy, đã không phát huy được những thế mạnh của dân tộc và đất nước, không tạo ra tiềm lực vật chất và tinh thần đủ sức bảo vệ Tổ quốc, chống lại âm mưu xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
+ Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858) và hiệp định Patơnốt (1884) được ký kết, xã hội Việt Nam bước sang giai đoạn mới và trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Trong lòng xã hội thuộc địa, mâu thuẫn mới bao trùm lên mâu thuẫn cũ, nó không thủ tiêu mâu thuẫn cũ mà là cơ sở để duy trì mâu thuẫn cũ, làm cho xã hội Việt Nam càng thêm đen tối. Các phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp rầm rộ, lan rộng ra cả nước… lãnh đạo họ là các sĩ phu văn thân mang ý thức hệ phong kiến, điều đó cho thấy sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trước nhiệm vụ lịch sử của dân tộc.
+ Đầu thế kỷ XX, bối cảnh xã hội Việt Nam đặt dân tộc chống cả Triều lẫn Tây. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân và các phong trào yêu nước ở thời kỳ này dù dưới ngọn cờ nào cũng đều thất bại hoặc bị dìm trong bể máu. Xã hội Việt Nam khủng hoảng về đường lối cứu nước. Nguyễn Tất Thành sinh ra trong bối cảnh nước mất nhà tan và lớn lên trong phong trào cứu nước của dân tộc, Người đã sớm tìm ra nguyên nhân thất bại của các phong trào giải phóng dân tộc là: các phong trào giải phóng dân tộc đều không gắn với tiến bộ xã hội. Nguyễn Ái Quốc nảy ý định ra đi tìm đường cứu nước
con đường đưa Nguyễn Ái Quốc đến với tư tưởng Hồ Chí Minh: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, giải phóng dân tộc phải đi theo con đường mới. Sự xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh là một tất yếu, đáp ứng nhu cầu lịch sử của cách mạng Việt Nam.
Quê hương và gia đình
Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình Nho học, có nề nếp gia phong mẫu mực, giữ đạo hiếu và có truyền thống hiếu học, yêu thương đùm bọc…, Cụ Nguyễn Sinh Sắc có tư tưởng yêu nước, thương dân, cuộc đời cụ Phó bảng có ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình thành nhân cách và tư tưởng Hồ Chí Minh sau này.
Quê hương Nghệ tĩnh, huyện Nam Đàn, làng Kim Liên có truyền thống
cách mạng đậm nét, giàu truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm. Quê hương
của Người có nhiều anh hùng nổi tiếng như Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu…, đã thấm máu của các anh hùng liệt sĩ chống Pháp như Vương Thúc Mậu, Nguyễn Sinh Quyến… Bản thân anh trai, chị gái của Bác cũng tham gia chiến đấu dũng cảm. Khi còn học ở Huế, Nguyễn Tất Thành đã chứng kiến bọn thực dân Pháp đàn áp đồng bào mình, điều đó đã thôi thúc Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm