Giải đáp thắc mắc về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trong khu vực sạt lở?

Bởi Nguyễn Hồng Thúy - 10/01/2020
view 581
comment-forum-solid 0

Nội dung bài viết [Ẩn]

Câu hỏi

Tôi có một vướng mắc rất mong luật sư có thể giải đáp giúp tôi. Gia đình(GĐ) tôi nằm trong khu vực nguy hiểm sạt lở đất vào mưa lũ nên đã thực hiện di dời theo quyết định của tỉnh và gia đình tôi đã di dời. Chúng tôi được bồi thường các công trình xây dựng và đất ở, cùng với đó là được cấp đất tái định cư. Thời điểm GĐ thực hiện di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm là tháng 4 năm 2017. Đến tháng 2 năm 2018 thì hội đồng tái định cư tổ chức bắt thăm lô tái định cư. Sau khi đã nộp tiền đất tái cư và thuế đầy đủ, tháng 7 năm 2018 GĐ tôi nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên cán bộ địa chính phường lại không chỉ dẫn cho GĐ tôi khu tái định cư mà chúng tôi sở hữu. Cho đến thời điểm hiện tại GĐ mới chỉ biết đất tái định cư trên giấy tờ chứ không biết vị trí thực tế ở đâu. Gia đình tôi rất mong được quý luật sư tư vấn. Xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn trả lời

Theo Khoản 2 Điều 69 Luật đất đai 2013 quy định về việc lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau:

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

Và Điều 16 Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các trường hợp thu hồi đất ở trong khu vực đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người như sau:

Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người quy định tại Khoản 3 Điều 87 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 79 của Luật Đất đai, Điều 6 và Điều 22 của Nghị định này.

Đối với trường hợp đất ở của hộ gia đình, cá nhân bị sạt lở, sụt lún bất ngờ toàn bộ diện tích thửa đất hoặc một phần diện tích thửa đất mà phần còn lại không còn khả năng tiếp tục sử dụng thì hộ gia đình, cá nhân được bố trí đất ở tái định cư theo quy định sau đây:

Diện tích đất ở tái định cư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương quy định nhưng không được vượt quá hạn mức giao đất ở tại địa phương;

Việc nộp tiền sử dụng đất, miễn giảm tiền sử dụng đất và các ưu đãi khác thực hiện theo quy định của Nghị định về thu tiền sử dụng đất.

Tiền bồi thường, hỗ trợ đối với diện tích đất thu hồi để bố trí tái định cư được giải quyết như sau:

Ngân sách nhà nước chi trả trong trường hợp thu hồi đất ở do thiên tai gây ra;

Doanh nghiệp chi trả trong trường hợp thu hồi đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người do doanh nghiệp đó gây ra; trường hợp doanh nghiệp đã giải thể, phá sản thì tiền bồi thường, hỗ trợ do ngân sách nhà nước chi trả."

Như vậy, trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất bị thu hồi đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún nếu đủ điều kiện theo quy định tại Điều 75 Luật đất đai 2013 sẽ được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định tại Điều 6, Điều 22 nghị định 47/2014/NĐ-CP. Trước khi thực hiện bồi thường thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Kể từ khi nhận được dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện chịu trách nhiệm thẩm tra dự thảo phương án và chủ trì tổ chức bốc thăm xác định vị trí đất ở hoặc nhà ở được bồi thường và vị trí đất ở, nhà ở tái định cư. Như vậy, khi tổ chức bồi thường đất ở tái định cư thì trong phương án bồi thường của địa phương phải thể hiện rõ vị trí đất ở, nhà ở.  Đối chiếu với trường hợp của bạn, gia đình của bạn đã thực hiện di dời theo quyết định của tỉnh và đã được nhận GCN đất ở tái định cư và trong GCN đã phải thể hiện những thông tin về vị trí, diện tích, địa điểm,... của mảnh đất gia đình bạn được sử dụng. Trường hợp trong GCN thể hiện nhưng UBND không chỉ vị trí chính xác hoặc  không thể hiện thì bạn có thể xem xét trong phương án bồi thường của địa phương, nếu trong phương án không nêu rõ thì bạn có thể liên hệ UBND để để nghị giải quyết.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.08110 sec| 999.914 kb