Có rất nhiều trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu theo quy định của pháp luật. Vậy giao dịch dân sự có bị vô hiệu do vi phạm hình thức?
Hình thức của giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Trong đó hình thức bằng văn bản được cho là hình thức có nhiều những quy định phức tạp liên quan đến hiệu lực của giao dịch dân sự đó trên thực tế; Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản; Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Để xác định xem việc vi phạm về mặt hình thức có phải một căn cứ xác định giao dịch dân sự vô hiệu, ta phải xét xem pháp luật quy định như thế nào về trường hợp đó.
Giao dịch dân sự sẽ bị coi là vô hiệu nếu như vi phạm một trong các điều kiện sau đây quy định tại khoản 1 điều 117: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Đối với yêu cầu về mặt hình thức, khoản 2 quy định rằng: ” Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”. Tức là hình thức chỉ là yếu tố bắt buộc để xác định giao dịch dân sự có hiệu lực hay không chỉ trong những trường hợp mà pháp luật quy định và không phải đối với mọi trường hợp.
Xem thêm: Hậu quả pháp lý của trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198
Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng: Văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch. Có yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
Đã được xác lập bằng văn bản nhưng: Vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch. Có yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó và các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
Vậy nhìn chung nếu như một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch và có yêu cầu của một bên hoặc cả hai bên thì Tòa án sẽ quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
Căn cứ vào điều 132 Bộ luật dân sự 2015, nếu như hết thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch sẽ có hiệu lực. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự là vô hiệu là 02 năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức. Hết thời hiệu này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.
Xem thêm: Thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật dân sự
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm