Theo Khoản 2, Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Thỏa thuận miệng là hình thức được áp dụng phổ biến khi phát sinh giao dịch dân sự, tuy nhiên thỏa thuận miệng không đảm bảo quy định về hình thức của hợp đồng và sẽ bị Tòa án tuyên là giao dịch dân sự vô hiệu. Bộ luật Dân sự 2015 xuất hiện điểm mới – Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về mặt hình thức vẫn được công nhận có hiệu lực khi các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch.
Luật sư tư vấn pháp luật đất đai – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015, giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ về hình thức được quy định như sau:
“Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
Theo quy định nêu trên của Bộ luật Dân sự năm 2015, hình thức của hợp đồng là phương tiện thể hiện nội dung của hợp đồng. Có hai trường hợp hợp đồng được coi là không tuân thủ về mặt hình thức: (i) Giao dịch dân sự có hình thức văn bản không đúng quy định của pháp luật; (ii) Giao dịch dân sự xác lập bằng văn bản vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực.
Điều kiện để Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng không tuân thủ về mặt hình thức dựa trên việc một bên hoặc ác bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ hợp đồng. Nghĩa vụ mà theo đó, bên có nghĩa vụ phải chuyển giao quyền, giao vật, trả tiền hoặc giấy tờ có giá trị, thực hiện hoặc không thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của bên có quyền.
Việc không thỏa mãn điều kiện về mặt hình thức nhưng hợp đồng vẫn được tuyên có hiệu lực đã được áp dụng tại án lệ số 15/2017/AL về việc công nhận thỏa thuận miệng của các đương sự trong việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp. Nội dung của án lệ số 15/2017/AL như sau:
“[1]... Việc đổi đất giữa các bên là trên cơ sở tự nguyện, xuất phát từ nhu cầu sử dụng canh tác của các bên. Sau khi đổi đất, hai bên đã đăng ký, kê khai, được ghi nhận tại Sổ địa chính đối với diện tích đất đổi và trực tiếp canh tác, sử dụng ổn định, liên tục từ năm 1992 cho đến nay, quá trình sử dụng đất ông Nguyễn Minh T đã di chuyển các ngôi mộ trên đất, cải tạo một phần thành ao cá.
[2] Trong thực tế việc đổi đất có từ khoảng tháng 2-1992, tuy nhiên các chứng cứ có trong hồ sơ thể hiện các bên tiến hành làm thủ tục đăng ký, kê khai các diện tích đất đã đổi tại chính quyền địa phương từ năm 1994, các thủ tục khác như giao giấy tờ đất, kê khai tính thuế cũng từ năm 1994. Trong trường hợp này, lẽ ra phải công nhận việc đổi đất là thực tế để công nhận các đương sự có quyền sử dụng diện tích đất đã đổi mới đúng và phù hợp với thực tế. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ vào lời khai của bà Trịnh Thị C để xác định các đương sự đổi đất tạm thời, từ đó xác định việc đổi đất là trái pháp luật để hủy giao dịch đổi đất buộc các bên dở nhà giao trả đất cho nhau là không chính xác, gây xáo trộn không cần thiết việc sử dụng đất của các đương sự.”
Trước hết cần xác định các chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất vì đã đủ điều kiện để chuyển nhượng theo quy định tại Khoản 1, Điều 188 Luật Đất đai 2013:
(i) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ 02 trường hợp (Nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai 2013 và theo quy định tại khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai 2013);
(ii) Đất không có tranh chấp;
(iii) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành;
(iv) Trong thời sử dụng đất.
Xét đến thỏa thuận miệng giữa hai bên không thỏa mãn điều kiện về mặt hình thức, tuy nhiên trong trường hợp này, khi đổi đất các bên đã thực hiện hết quyền và nghĩa vụ của mình.
Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực được quy định tại Điều 117, Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”
Việc đổi đất giữa các bên là trên cơ sở tự nguyện, xuất phát từ nhu cầu sử dụng canh tác của các bên. Các bên đã tiến hành làm thủ tục đăng ký, kê khai các diện tích đất đã đổi tại chính quyền địa phương, các thủ tục khác như giao giấy tờ đất, kê khai tính thuế. Vì vậy, thỏa thuận bằng miệng này là giao dịch dân sự có hiệu lực.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm