Công trình xây dựng phải có Giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định của Luật Xây dựng.
Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.
Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6198
Căn cứ vào thời hạn xây dựng công trình, giấy phép xây dựng được chia thành:
Giấy phép xây dựng có thời hạn: cấp cho xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.
Giấy phép xây dựng theo giai đoạn: cấp cho từng phần của công trình hoặc từng công trình của dự án khi thiết kế xây dựng của công trình hoặc của dự án chưa được thực hiện xong.
Giấy phép xây dựng gồm: Giấy phép xây dựng mới; Giấy phép sửa chữa, cải tạo; Giấy phép di dời công trình; Giấy phép xây dựng có thời hạn.
Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở được quy định như thế nào?
Nhìn chung, công trình xây dựng phải có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định, trừ các trường hợp dưới đây:
a) Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;
b) Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công theo quy định;
c) Công trình xây dựng tạm theo quy định;
d) Công trình sửa chữa, cải tạo đáp ứng yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Một số công trình quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;
e) Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
g) Công trình xây dựng đã đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật này;
h) Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
i) Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;
Bài viết được thực hiện bởi Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Ngân - Công ty Luật TNHH Everest
Giấy phép xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu: Tên công trình thuộc dự án; Tên và địa chỉ của chủ đầu tư; Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến; Loại, cấp công trình xây dựng; Cốt xây dựng công trình; Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; Mật độ xây dựng (nếu có); Hệ số sử dụng đất (nếu có); Tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm