Hội nghị nhà chung cư là những buổi họp mặt của các chủ sở hữu hay người sử dụng nhà chung cư trong trường hợp chủ sở hữu không tham dự.
Bài tư vấn pháp luật được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Hội nghị nhà chung cư là những buổi họp mặt của các chủ sở hữu hay người sử dụng nhà chung cư trong trường hợp chủ sở hữu không tham dự. Trong những buổi hội nghị này, mọi người sẽ gặp mặt trực tiếp để cùng trao đổi, thảo luận và đưa ra quyết định về những vấn đề quan trọng. Theo quy định ban hành trong Luật Nhà ở năm 2014, các buổi hội nghị tại chung cư được tổ chức nhằm quyết định một số vấn đề sau:
(i) Đề cử, ứng cử hoặc bãi miễn các thành viên thuộc Ban Quản trị tòa nhà;
(ii) Thông qua, sửa đổi, bổ sung Nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư; Quy chế hoạt động của Ban Quản trị tòa nhà; Quyết định mức phụ cấp trách nhiệm của Ban Quản trị tòa nhà cùng một số vấn đề khác;
(iii) Thông qua báo cáo hoạt động; chi phí dịch vụ quản lý vận hành cùng với kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của tòa nhà;
(iv) Quyết định một số nội dung khác.
Hội nghị nhà chung cư cũng được phân loại thành 3 hình thức cơ bản bao gồm:
Đây là buổi gặp gỡ, họp mặt đầu tiên của các cư dân sinh sống trong tòa chung cư. Chương trình hội nghị được tổ chức trong vòng 12 tháng kể từ ngày khu chung cư đó chính thức bàn giao cũng như đưa vào sử dụng. Bên cạnh đó, hội nghị chỉ có thể tổ chức khi chủ đầu tư bàn giao tối thiểu 50% số căn hộ trong toàn bộ tòa nhà. Trong trường hợp vượt quy định 12 tháng mà vẫn chưa đủ số lượng bàn giao theo quy định, hội nghị sẽ được lùi lại đến khi đạt đủ con số 50%.
Hình thức hội nghị này được tổ chức khi có những thay đổi đột ngột về mặt nhân sự trong Ban Quản trị tòa nhà. Mặt khác, việc tổ chức hội nghị nhà chung cư bất thường còn liên quan tới vấn đề thay đổi đơn vị quản lý vận hành hoặc điều chỉnh chi phí các dịch vụ.
Đây là buổi hội nghị có sự góp mặt đông đảo nhất của các cư dân sinh sống trong tòa nhà. Buổi hội nghị này được tổ chức cố định mỗi năm một lần khi chủ đầu tư bàn giao tối thiểu 30% số căn hộ trong tòa nhà. Hội nghị nhà chung cư thường niên gồm có rất nhiều nội dung quan trọng mà các cư dân cần phải lưu ý và xem xét kỹ lưỡng.
Luật sư tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Tùy vào hình thức sở hữu của mỗi căn hộ mà đối tượng tham gia sẽ có sự khác nhau.
Theo quy định của Bộ Xây dựng, trong trường hợp này các đối tượng được tham dự gồm có:
(i) Đại diện chủ sở hữu của căn hộ;
(ii) Người sử dụng căn hộ chung cư;
(iii) Đại diện Uỷ ban nhân dân cấp phường nơi tòa nhà chung cư tọa lạc.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 16 Thông tư số 02/2016/TT-BXD (sửa đổi, bổ sung tại Khoản 4, Điều 3 Thông tư số 28/2016/TT-BXD thì những thành phần tham dự gồm có:
(i) Đại diện chủ đầu tư của tòa chung cư;
(ii) Đại diện chủ sở hữu tại các căn hộ chung cư đã được bàn giao;
(iii) Đại diện Uỷ ban nhân dân cấp phường nơi tòa chung cư tọa lạc.
Mặt khác, trong trường hợp các đối tượng nêu trên không thể đến dự thì có thể cử đại diện hoặc ủy quyền cho người khác tham gia.
(i) Đối với trường hợp tổ chức cho một nhà chung cư: Số lượng người tham dự phải đạt tối thiểu 50% trên tổng số chủ sở hữu cũng như số người sử dụng tòa nhà đó;
(ii) Đối với trường hợp tổ chức cho một cụm nhà chung cư: Mỗi tòa nhà chung cư bắt buộc phải cử các đại biểu tham dự. Số lượng đại biểu của mỗi tòa nhà phải đạt tối thiểu 10% trên tổng số chủ sở hữu cũng như số người sử dụng tòa nhà đó.
Đây là bước đầu tiên, được đánh giá là rất quan trọng để việc buổi tổ chức diễn ra thành công. Quy mô của buổi hội nghị phụ thuộc chủ yếu vào số lượng người tham gia. Mỗi căn hộ chung cư cần tối thiểu một người đến tham dự. Để tránh trường hợp vượt quá số lượng hay không đủ chỉ tiêu, người chủ trì cần chuẩn bị một danh sách chi tiết.
Việc báo cáo, tổng kết công tác nhiệm kỳ trước và triển khai công tác nhiệm kỳ sau là nội dung chủ đạo trong các buổi hội nghị. Các thông tin cần đảm bảo sự ngắn gọn và chuẩn xác để các cư dân dễ dàng nắm bắt và thực hiện.
Tất cả các cư dân tham gia hội nghị đều có quyền phát biểu, đóng góp ý kiến. Những kiến nghị này cần được ghi chép cụ thể để Ban Quản lý tòa nhà nghiên cứu và hoạch định các kế hoạch.
Đây là bước cuối cùng trong quy trình tổ chức. Ngoài việc tổng kết lại chương trình, Ban Quản lý tòa nhà sẽ lắng nghe và giải đáp các thắc mắc, đề xuất từ phía người dân. Công tác bế mạc là khâu chính thức khép lại buổi hội nghị.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm