Hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể- riêng mà chung

Bởi Trần Thu Thủy - 16/05/2020
view 835
comment-forum-solid 0

Trong mối quan hệ xã hội nói chung và các quan hệ lao động nói riêng thì không thể tránh khỏi các mâu thuẫn, các tranh chấp để có cơ sở giải quyết các tranh chấp khi phát sinh thì cần có một sự thỏa thuận trước đó như hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động để các bên thiết lập, điều chỉnh và tuân theo nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động là việc hết sức cần thiết. 

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198

Hợp đồng lao động – Thỏa ước lao động tập thể

Theo quy định tại Điều 15 Bộ Luật lao động năm 2012 thì “Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”

Khoản 1 Điều 73 quy định “Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.Thỏa ước lao động tập thể gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác do Chính phủ quy định”.

Xét về mặt bản chất thì thỏa ước lao động tập thể cũng tương tự như hợp đồng lao động vì nó cũng đều là sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, thỏa thuận về mức lương, phụ cấp lương và các khoản phụ cấp khác … được các bên xác lập thông qua đối thoại, thương lượng, thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.

Mối quan hệ giữa hợp đồng và thỏa ước lao động

Hợp đồng lao động là cơ sở để thiết lập thỏa ước lao động tập thể, thỏa ước lao động tập thể là căn cứ pháp lý để các bên thiết lập, điều chỉnh quan hệ hợp đồng lao động.

Hợp đồng lao động là cơ sở để thiết lập thỏa ước lao động tập thể vì phải có các hợp đồng cá nhân, tức tồn tại quan hệ lao động cá nhân thì mới hình thành nên tập thể lao động, mới có nhu cầu liên kết của tập thể và từ đó mới có tổ chức đại diện của tập thể lao động- một bên trong thỏa ước lao động tập thể. Hơn nữa việc thực hiện hợp đồng lao động ở một khía cạnh nào đó cũng chính là việc thực hiện thỏa ước.

Thỏa ước lao động tập thể khi đã có hiệu lực pháp luật trở thành căn cứ để các bên thiết lập, điều chỉnh quan hệ hợp đồng lao động vì thỏa ước là văn bản pháp lý mà nội dung của nó là quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Điều có ý nghĩa ở đây là trên cơ sở những quy định có tính chất chung chung của Bộ luật lao động thông qua thỏa ước quyền và nghĩa vụ các bên, đặc biệt là của người lao động được ghi nhận một cách cụ thể, rõ ràng cùng với một cơ chế đảm bảo thực hiện trên cơ sở cam kết phù hợp với điều kiện, khả năng của các bên.

Như vậy, trên thực tế dù không có thỏa ước, hợp đồng lao động vẫn thể được xác lập nhưng khi có thỏa ước lao động tập thể thì nó trở thành căn cứ, cơ sở làm cho các bên trong thỏa thuận của các bên trong hợp đồng lao động chi tiết, cụ thể và điều quan trọng là sự ràng buộc, khả năng hiện thực hóa các cam kết trong hợp đồng lao động là rất cao.

Thỏa ước lao động tập thể là một trong những nguồn pháp lý quan trọng để giải quyết tranh chấp về hợp đồng lao động.

Cũng như bất kỳ một quan hệ lao động nào, quan hệ hợp đồng lao động mặc dù được hình thành trên cơ sở tự do, tự nguyện nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau luôn có nguy cơ xảy ra tranh chấp. Khi xảy ra tranh chấp trong hợp đồng lao động, bên cạnh bản hợp đồng là căn cứ thì thỏa ước lao động tập thể được coi là nguồn quan trọng để giải quyết tranh chấp lao động.

Nội dung của thỏa ước là sự cụ thể hóa các quy định của luật lao động phù hợp với điều kiện, khả năng doanh nghiệp và đã được đăng ký. Do đó, khi thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực thì nội dung của nó mang tính quy phạm với các bên. Vì vậy, khi có tranh chấp, cơ quan có thẩm quyền có thể dựa vào thỏa ước để xem xét các giá trị pháp lý của quan hệ tranh chấp và lấy đó làm căn cứ xác định quyền và nghĩa vụ của các bên như tiền lương, trợ cấp… mà không cần viện dẫn các quy định của Bộ luật lao động.

 

Khuyến nghị của công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.59109 sec| 1001.695 kb