Hợp đồng mượn tài sản là một loại hợp đồng dân sự thông dụng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bạn về Hợp đồng mượn tài sản giúp mọi người hiểu thêm về vấn đề trên.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật dân sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Theo quy định đã ban hành tại Điều 494 – Bộ luật Dân sự năm 2015 về Hợp đồng mượn tài sản như sau:
“Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.”
Quan hệ cho mượn tài sản được hình thành kể từ thời điểm bắt đầu chuyển giao tài sản. Sau khi các bên đã thỏa thuận xong về nội dung cơ bản của hợp đồng nhưng chưa tiến hành chuyển giao tài sản, không thể bắt buộc các bên phải thực hiện nghĩa vụ của họ. Trong hợp đồng mượn tài sản, bên cho mượn chuyển giao tài sản của mình cho bên kia sử dụng trong một thời hạn quy định theo thỏa thuận mà không được sự đền bù nào từ bên mượn tài sản. Do vậy, vì lợi ích của bên mượn tài sản nên bên cho mượn sẽ phải tự giác tham gia hợp đồng mà không tính toán gì đến lợi ích kinh tế.
Tất cả những tài sản không tiêu hao đều có thể coi là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản.
Trong hợp đồng mượn tài sản, đối tượng của hợp đồng có thể là một hoặc nhiều tài sản. Khái niệm tài sản cần được hiểu cụ thể là vật có thực, chiếm hữu được thực tế, vật đó có thể sử dụng và đem lại lợi ích cho người mượn. Đối tượng của hợp đồng phải là vật đặc định, vật không tiêu hao. Sau khi hết hạn của hợp đồng, bên mượn phải tiến hành trả lại tài sản trong tình trạng giống như khi mượn ban đầu. Nếu làm gây ra thiệt hại hư hỏng, mất mát thì phải bồi thường.
Xem thêm về Hợp đồng thuê khoán
Bên cho mượn
Bên cho mượn là người có quyền sở hữu tài sản hoặc có quyền được chuyển dịch. Xét về mặt ý thức chủ quan, bên cho mượn có thể hoàn toàn tự nguyện và muốn giúp đỡ bên mượn. Nhưng để tạo điều kiện thuận lợi cho bên mượn trong quá trình sử dụng tài sản, bên cho mượn sẽ phải thông báo cho bên mượn biết thông tin về chất lượng và khả năng sử dụng tài sản; cung cấp các thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và các khuyết tật của tài sản (nếu có). Từ đó, tạo điều kiện cho bên mượn khai thác tối đa lợi ích của tài sản, không gây thiệt hại cho bên cho mượn. Trong trường hợp nếu biết những khuyết tật của tài sản mà vẫn cố ý không thông báo cho bên mượn, khi sử dụng tài sản gây thiệt hại cho bên mượn, bên cho mượn sẽ phải tiến hành bồi thường thiệt hại. Khi hợp đồng hết hạn hoặc nếu có lí do chính đáng, bên cho mượn sẽ có quyền đòi lại tài sản của mình. Nếu trong trường hợp hợp đồng vẫn còn hiệu lực nhưng bên cho mượn muốn đòi lại tài sản thì phải tiến hành thông báo trước cho bên mượn một thời gian hợp lí để chuẩn bị trả lại tài sản.
Khi bên mượn có hành vi cố ý vi phạm nghĩa vụ của mình như sử dụng tài sản không đúng với mục đích quy định, công dụng, không đúng cách thức đã thoả thuận, thiếu cẩn thận hoặc tự ý cho người khác mượn, thuê tài sản mà không thông qua sự đồng ý của bên cho mượn thì bên cho mượn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Bên mượn tài sản
Bên mượn tài sản cần phải ý thức được tài sản mượn cũng như tài sản của mình. Do vậy, khi sử dụng phải cẩn thận, tránh làm hư hỏng tài sản hoặc khai thác tối đa công dụng của tài sản gây thiệt hại cho bên kia. Khi sử dụng tài sản, nếu xảy ra hư hỏng, mất mát thì phải bồi thường thiệt hại; hết hạn hợp đồng phải trả lại tài sản trong tình trạng giống như ban đầu (hao mòn không đáng kể). Bên mượn tài sản sẽ có quyền sử dụng tài sản và hưởng lợi ích từ việc sử dụng đó.
Khi có hành vi ngăn cản quyền sử dụng hoặc gây thiệt hại đến tài sản, bên mượn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại cho mình hoặc chuyển yêu cầu đó cho chủ sở hữu tài sản. Ngoài ra, bên mượn còn có quyền yêu cầu bên cho mượn phải thanh toán chi phí hợp lí và đầy đủ về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn nếu có thoả thuận.
Để có cái nhìn tổng quát hơn, mời bạn đọc tìm hiểu thêm tại Hợp đồng dân sự
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG MƯỢN TÀI SẢN
Số: … /20…/HĐMTS/VPLSĐMS
Căn cứ Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;
Căn cứ …
Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên trong hợp đồng;
Hôm nay, ngày … tháng … năm 20…, tại ... chúng tôi gồm có:
Bên cho mượn tài sản (sau đây gọi tắt là bên A):
Tên tổ chức: …
Địa chỉ trụ sở: …
Mã số doanh nghiệp: …
Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: …
Chức vụ: …
Điện thoại: …
Email: …
Bên mượn tài sản (sau đây gọi tắt là bên B):
Tên tổ chức: …
Địa chỉ trụ sở: …
Mã số doanh nghiệp: …
Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: …
Chức vụ: …
Điện thoại: …
Email: …
(Trường hợp bên cho mượn tài sản hoặc bên mượn tài sản là cá nhân thì được ghi như sau):
Họ và tên: …
Năm sinh: …/ …/ …
Chứng minh nhân dân số …, ngày cấp …/ …/ …, nơi cấp: …
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …
Chỗ ở hiện tại: …
Điện thoại: …
Email: …
Hai bên thỏa thuận và đồng ý ký kết hợp đồng mượn tài sản với các điều khoản như sau:
Điều 1. Đối tượng của hợp đồng
Tài sản mượn: …
(Tất cả những tài sản không tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản).
Điều 2. Thời hạn mượn tài sản
Thời hạn mượn tài sản tại Điều 1 hợp đồng này là … tháng, kể từ ngày …/ …/ …
Điều 3. Mục đích sử dụng
Tài sản mượn tại Điều 1 hợp đồng này được sử dụng cho mục đích …
Điều 4. Quyền, nghĩa vụ của các bên
Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.
Yêu cầu bên A thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn theo thoả thuận với bên A.
Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa theo thoả thuận với bên A.
Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của bên A.
Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn hoặc trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.
Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.
Chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.
Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Đòi lại tài sản ngay sau khi bên B hết thời hạn mượn tài sản theo hợp đồng này.
Đòi lại tài sản khi bên B sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên A.
Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản (nếu có).
Thanh toán cho bên B chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản theo thỏa thuận.
Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Điều 5. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Bồi thường thiệt hại: Bên vi phạm nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho bên bị vi phạm (nếu có).
Điều 6. Chi phí khác
Lệ phí công chứng, chứng thực hợp đồng này do bên … chịu trách nhiệm thực hiện thanh toán theo đúng quy định của pháp luật.
Chi phí liên quan đến việc vận chuyển, bảo vệ tài sản mượn, … do bên … chịu trách nhiệm thực hiện thanh toán theo đúng quy định của pháp luật (Bên A và bên B thỏa thuận và ghi cụ thể vào hợp đồng này).
Điều 7. Phương thức giải quyết tranh chấp
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề phát sinh cần giải quyết, thì bên A và bên B tiến hành thỏa thuận và thống nhất giải quyết kịp thời, hợp tình và hợp lý. Trường hợp bên A và bên B không thỏa thuận được thì một trong các bên có quyền khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Cam đoan của các bên
Thông tin về nhân thân, tài sản mượn ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;
Tài sản mượn thuộc trường hợp được cho mượn theo quy định của pháp luật;
Tại thời điểm giao kết hợp đồng này: Tài sản mượn không có tranh chấp; Tài sản mượn không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;
Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận ghi trong hợp đồng này.
Những thông tin về nhân thân ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;
Đã xem xét kỹ, biết rõ về tài sản mượn tại Điều 1 của hợp đồng này và các giấy tờ về quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản mượn (nếu có);
Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;
Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng này.
Điều 9. Các thoả thuận khác
Hai bên đồng ý đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này.
Bên A và bên B đồng ý thực hiện theo đúng các điều khoản trong hợp đồng này và không nêu thêm điều kiện gì khác.
Hợp đồng này được lập thành … bản, mỗi bản gồm … trang, có giá trị pháp lý như nhau và được giao cho bên A … bản, bên B … bản./.
BÊN A BÊN B
(Chữ ký, họ tên và đóng dấu) (Chữ ký, họ tên và đóng dấu)
Xem thêm thông tin tại Pháp trị - Kiến thức dân sự
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm