Bên cạnh quyền sở hữu, tài sản còn có các quyền khác phát sinh đối với các chủ thể nhất định. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn quy định quyền tài sản mà các bạn cần phải biết.
Luật sư tập sự Nguyễn Thị Mai - Công ty Luật TNHH Everest, Tổng đài tư vấn: 1900.6198
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền khác đối với tài sản là quyền của một hay nhiều chủ thể mà họ trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.
Tìm hiểu sự khác biệt về quyền sở hữu và quyền khác tại bài viết: Phân biệt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản
Điều 160 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định về nguyên tắc xác lập quyền khác đối với tài sản. Điều khoản có nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất: Quyền khác đối với tài sản được xác lập, thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định.
Đây là một nguyên tắc quan trọng để xác lập quyền khác đối với tài sản. Tất cả các quyền khác đều cần được xác lập nhằm để đảm bảo tính pháp lý của quyền sở hữu tài sản đó theo các trường hợp do Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan quy định.
Thứ hai: Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi đối với tài sản theo ý chí của mình nhưng không được trái với quy định của luật, không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Thứ ba: Chủ thể có quyền khác đối với tài sản được thực hiện mọi hành vi được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan trong phạm vi quyền nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Tìm hiểu về giới hạn quyền khác đối với tài sản, trong bài viết chi tiết: Giới hạn quyền khác đối với tài sản
Vấn đề bảo vệ quyền khác đối với tài sản được quy định tại Khoản 1 Điều 163 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo quy định đó không ai bị hạn chế hay bị tước đoạt trái luật quyền khác đối với tài sản của mình chỉ trừ các trường hợp mà Nhà nước thực sự cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, vì lợi ích quốc gia… thì chủ thể có quyền được thông báo. Và họ sẽ được trưng mua hoặc trưng dụng, được Nhà nước bồi thường theo giá trị tương đương ngoài thị trường.
Chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự mình bảo vệ, ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền của mình từ người khác bằng những biện pháp mà họ cho là cần thiết nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
Chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm quyền chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra trên thực tế.
Quyền đòi lại tài sản
Loại quyền này được quy định cụ thể tại Điều 166 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau: Chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ những người đang chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản nhưng không có căn cứ pháp luật.
Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
Vấn đề bồi thường thiệt hại được đặt ra khi có một chủ thể có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của chủ thể khác mà các hành vi của họ đã gây thiệt hại trên thực tế, trừ các trường hợp theo quy định của pháp luật được miễn trách nhiệm.
Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì người có quyền khác có quyền yêu cầu chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Quyền về lối đi qua
Quyền về lối đi qua được quy định cụ thể tại Điều 254 Bộ luật dân sự năm 2015:
Chủ sở hữu bất động sản mà nó bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác có quyền yêu cầu các chủ sở hữu đó dành cho mình một lối đi trương trường hợp họ không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng.
Đồng thời, chủ sở hữu bất động sản được hưởng quyền về lối đi qua có nghĩa vụ phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ khi giữa các chủ sở hữu có thỏa thuận khác.
Quyền bề mặt
Quyền bề mặt được quy định cụ thể tại Điều 267 Bộ luật dân sự năm 2015 theo đó: Quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác.
Xem thêm: Mẫu đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại
Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản khi nào?
Theo Điều 161 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản có nội dung cụ thể như sau:
Đối với trường hợp luật không có quy định về thời điểm xác lập quyền đối với tài sản thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên.
Còn đối với trường hợp luật không quy định và các bên cũng không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao.
Xem thêm các nội dung liên quan khác tại Pháp trị – Chia sẻ kiến thức pháp lý
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm