Mẫu hợp đồng thuê khoán đúng nhất theo quy định pháp luật

Bởi Trần Thu Hoài - 27/08/2021
view 309
comment-forum-solid 0

Hiện nay hợp đồng thuê khoán đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bài viết sẽ cung cấp thông tin về Hợp đồng thuê khoán giúp mọi người hiểu thêm về vấn đề trên.

Hợp đồng thuê khoán Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật dân sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Hợp đồng thuê khoán tài sản là gì?

Theo quy định ban hành tại Điều 483 – Bộ luật dân sự năm 2015 về hợp đồng thuê khoán tài sản như sau:

Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê.”

Xem thêm về Hợp đồng dân sự

Đối tượng của hợp đồng thuê khoán là gì?

Đối tượng của hợp đồng thuê khoán có thể là đất đai, rừng, mặt nước chưa được khai thác, gia súc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư liệu sản xuất khác cùng các trang thiết bị cần thiết để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức, trừ trường hợp pháp luật có ban hành quy định khác.

Trả tiền thuê khoán và phương thức trả tiền trong hợp đồng thuê khoán

(i) Tiền thuê khoán có thể được trả bằng hiện vật, bằng tiền hoặc bằng việc thực hiện một công việc nào đó.

(ii) Bên thuê khoán có nhiệm vụ phải trả đầy đủ số tiền thuê khoán cho dù không khai thác công dụng của tài sản thuê khoán.

(iii) Khi tiến hành giao kết hợp đồng thuê khoán các bên có thể thoả thuận với nhau điều kiện về việc giảm tiền thuê khoán; nếu hoa lợi, lợi tức bị mất ít nhất là một phần ba do sự kiện bất khả kháng thì bên thuê khoán có quyền yêu cầu giảm hoặc miễn tiền thuê khoán, trừ trường hợp đã có thoả thuận khác giữa các bên.

(iv) Trong trường hợp bên thuê khoán phải trả hiện vật theo thời vụ hoặc theo chu kỳ khai thác công dụng của tài sản thuê khoán thì phải tiến hành trả vào thời điểm kết thúc thời vụ hoặc kết thúc chu kỳ khai thác, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

(v) Trong trường hợp bên thuê khoán phải thực hiện một công việc thì phải thực hiện đúng công việc đó.

Để có cái nhìn tổng quát hơn, mời bạn đọc tìm hiểu thêm về Hợp đồng thuê tài sản

Mẫu hợp đồng thuê khoán

HỢP ĐỒNG THUÊ KHOÁN

Số: ……/……

Tại Ủy ban nhân dân quận (huyện)……………………………..thành phố ……………………… (Trường hợp việc chứng thực được  thực hiện ngoài trụ sở thì ghi địa điểm thực hiện chứng thực và Ủy ban nhân dân quận (huyện), chúng tôi gồm có:

BÊN CHO THUÊ KHOÁN (SAU ĐÂY GỌI LÀ BÊN A):

Ông (Bà):………………………………………………………………………Sinh ngày:………………….

Chứng minh nhân dân số:………….…..cấp ngày………..……tại………………………………………

Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú): …………..

………………………………………………………………………...……………………………………….

Hoặc có thể chọn một trong các chủ thể sau:

  1. Chủ thể là vợ chồng:

Ông:……………………………………………………………………………Sinh ngày:………………….

Chứng minh nhân dân số:………….…..cấp ngày………..……tại………………………………………

Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú): …………..

………………………………………………………………………...……………………………………….

Cùng vợ là Bà:……………………………………………………..…………Sinh ngày:………………….

Chứng minh nhân dân số:………….…..cấp ngày………..……tại………………………………………

Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú): …………..

………………………………………………………………………...……………………………………….

(Trường hợp vợ chồng có hộ khẩu thường trú khác nhau, thì ghi hộ khẩu thường trú của từng người).

2. Chủ thể là hộ gia đình:

Họ và tên chủ hộ: …………………….………………………………………Sinh ngày:…………………

Chứng minh nhân dân số:………….…..cấp ngày………..……tại………………………………………

Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú): …………..

………………………………………………………………………...……………………………………….

Các thành viên của hộ gia đình:

Họ và tên: ……………………………………………………………………Sinh ngày:………………….

Chứng minh nhân dân số:………….…..cấp ngày………..……tại………………………………………

Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú): ………….

………………………………………………………………………...……………………………………….

* Trong trường hợp các chủ thể nêu trên có đại diện thì ghi:

Họ và tên người đại diện: …………………….……………………………Sinh ngày:…………………..

Chứng minh nhân dân số:………….…..cấp ngày………..……tại………………………………………

Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú): …………

………………………………………………………………………...……………………………………….

Theo giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy quyền) số: ……………………………………...….

ngày ……………….do ……………………………………………………..lập.

  1. Chủ thể là tổ chức:

Tên tổ chức: ……………………………………………………………………………..…………………...

Trụ sở: ……………………………………………………………………………………………………......

Quyết định thành lập số:……………………………………………..….ngày…. tháng …. năm ………

do ………………………………………………………………………….cấp.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:…………………………….ngày…. tháng …. năm ……….

do ………………………………………………………………………….cấp.

Số Fax: …………………………………………..Số điện thoại:……………………………..…………….

Họ và tên người đại diện: : ……………………………………………… Sinh ngày: : ………………….

Chức vụ: : ………………………………………………………………………..…………………………...

Chứng minh nhân dân số: : ………………cấp ngày: ……………tại: …………………………………..

Theo giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy quyền) số: ……………………………….…………

ngày ……………….do ……………………………………………………..lập.

 BÊN THUÊ KHOÁN (SAU ĐÂY GỌI LÀ BÊN B):

(Chọn một trong các chủ thể nêu trên)

………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….             

Hai bên đồng ý thực hiện việc thuê khoán tài sản với các thỏa thuận sau đây:

 ĐIỀU 1: TÀI SẢN THUÊ KHOÁN

Mô tả cụ thể các chi tiết về tài sản thuê khoán và giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc quyền thuê của Bên A đối với tài sản thuê khoán.

………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

ĐIỀU 2: THỜI HẠN THUÊ KHOÁN

Thời hạn thuê khoán tài sản nêu tại Điều 1 là: .………………………………………………................

ĐIỀU 3: MỤC ĐÍCH THUÊ KHOÁN

Bên B sử dụng tài sản nêu tại Điều 1 vào mục đích: .…………………………………………………

ĐIỀU 4: GIÁ THUÊ KHOÁN VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

  1. Giá thuê khoán tài sản nêu tại Điều 1 là: ……………………………………………………..(bằng chữ………………………………………………..…………………….……………………...) (giá thuê khoán do các bên thỏa thuận, nếu thuê khoán thông qua đấu thầu thì giá thuê khoán là giá được xác định khi đấu thầu. Tiền thuê có thể bằng hiện vật, bằng tiền hoặc bằng việc thực hiện một công việc)

  1. Phương thức thanh toán như sau: .…………………………………………………………..
  2. Việc giao và nhận tiền thuê khoán do hai bên tự thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
  3. Các thoả thuận khác: ………………………. (điều kiện giảm tiền thuê khoán, giải quyết sự kiện bất khả kháng …)             

ĐIỀU 5: PHƯƠNG THỨC GIAO, TRẢ LẠI TÀI SẢN THUÊ KHOÁN

Ghi rõ các thỏa thuận về việc giao tài sản thuê khoán; việc đánh giá tình trạng của tài sản thuê khoán và xác định giá trị tài sản thuê khoán tại thời điểm giao; việc trả tài sản thuê khoán; các yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu trị giá tài sản thuê khoán bị giảm sút; địa điểm trả tài sản thuê khoán nếu tài sản thuê khoán  là động sản; các điều kiện nếu Bên B chậm trả tài sản thuê khoán….

ĐIỀU 6: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A

Bên A có các nghĩa vụ sau đây:

a) Chuyển giao tài sản thuê khoán đúng thỏa thuận ghi trong Hợp đồng;

b) Bảo đảm quyền sử dụng của tài sản cho Bên B;

c) Thông báo cho Bên B về quyền của người thứ ba (nếu có) đối với tài sản thuê khoán;

d) Thanh toán cho Bên B chi phí hợp lý để thay thế, cải tạo tài sản thuê khoán;

đ) Chịu một nửa những thiệt hại về súc vật thuê khoán (nếu tài sản thuê khoán là súc vật thuê khoán) do sự kiện bất khả kháng (trừ trường hợp có thỏa thuận khác);

e) Không được đơn phương đình chỉ thực hiện Hợp đồng trong trường hợp tài sản thuê khoán là nguồn sống duy nhất của Bên B và việc tiếp tục thuê khoán không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của Bên A;

f) Báo trước cho Bên B thời hạn …………… nếu đơn phương đình chỉ thực hiện Hợp đồng;

g) Các thỏa thuận khác …

Bên A có quyền sau đây:

a) Nhận đủ tiền thuê tài sản theo phương thức đã thỏa thuận;

b) Nhận lại tài sản thuê khoán khi hết hạn Hợp đồng;

c) Đơn phương đình chỉ thực hiện Hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu Bên B khai thác công dụng không đúng mục đích;

d) Các thỏa thuận khác …

ĐIỀU 7: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B

Bên B có các nghĩa vụ sau đây:

a) Khai thác tài sản thuê khoán đúng mục đích thỏa thuận và báo cho Bên A theo định kỳ về tình trạng tài sản và tình hình khai thác tài sản;

b) Thông báo kịp thời tình hình tài sản thuê khoán nếu Bên A có yêu cầu hoặc đột xuất;

c) Bảo quản, bảo dưỡng tài sản thuê khoán và trang thiết bị kèm theo bằng chi phí của mình (trừ trường hợp có thỏa thuận khác);

d) Trả đủ tiền thuê khoán tài sản theo phương thức đã thỏa thuận;

đ) Trả lại tài sản thuê khoán khi hết hạn Hợp đồng;

e) Không được cho thuê khoán lại tài sản thuê khoán, nếu không có sự đồng ý của Bên A;

f) Bồi thường thiệt hại nếu làm mất mát, hư hỏng hoặc làm mất giá trị, giảm sút gía trị tài sản thuê khoán (trừ trường hợp có thỏa thuận khác);

g) Báo trước cho Bên A thời hạn ………..… nếu đơn phương đình chỉ thực hiện Hợp đồng;

h) Trả cho Bên A một nửa số súc vật được sinh ra trong thời hạn thuê khoán (nếu tài sản thuê khoán là súc vật ) (trừ trường hợp có thỏa thuận khác);

i) Chịu một nửa những thiệt hại về súc vật thuê khoán do sự kiện bất khả kháng (nếu tài sản thuê khoán là súc vật ) (trừ trường hợp có thỏa thuận khác);

k) Các thỏa thuận khác …

Bên B có các quyền sau đây:

a) Nhận tài sản thuê khoán theo đúng thỏa thuận;

b) Khai thác công dụng tài sản thuê khoán theo đúng mục đích;

c) Thay thế, cải tạo tài sản thuê khoán (nếu có thỏa thuận) nhưng vẫn phải bảo toàn giá trị tài sản thuê khoán;

d) Được hưởng một nửa số súc vật sinh ra trong thời hạn thuê khoán (nếu tài sản thuê khoán là súc vật) (trừ trường hợp có thỏa thuận khác);

đ) Các thỏa thuận khác …

ĐIỀU 8: VIỆC NỘP LỆ PHÍ CHỨNG THỰC

Lệ phí chứng thực liên quan đến việc thuê khoán tài sản theo Hợp đồng này do Bên .…. chịu trách nhiệm nộp.

ĐIỀU 9: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 10: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

Bên A cam đoan:

a) Những thông tin về nhân thân, về tài sản thuê khoán ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

b) Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

c) Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này;

d) Các cam đoan khác ...             

Bên B cam đoan:

a) Những thông tin về nhân thân ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

b) Đã xem xét kỹ, biết rõ về tài sản thuê khoán;

c) Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

d) Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này;

đ) Các cam đoan khác ...

ĐIỀU 11: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

  1. Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này;
  2. Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực;

Hoặc có thể chọn một trong các trường hợp sau đây:

- Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực;

- Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực;

- Hai bên đã nghe Người có thẩm quyền chứng thực đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực;

- Hai bên đã nghe Người có thẩm quyền chứng thực đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực;

- Hai bên đã nghe Người có thẩm quyền chứng thực đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực;

- Hai bên đã nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực;

- Hai bên đã nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực;

- Hai bên đã nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực;

  1. Hợp đồng có hiệu lực từ: ……………………………………………….

BÊN A                                                                         BÊN B

(ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)                               (ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

 Xem thêm tại Pháp trị - Kiến thức dân sự

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật dân sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

 

Trần Thu Hoài

Trần Thu Hoài

https://everest.org.vn/chuyen-vien-tran-thu-hoai "Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài tham gia Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2020 đến nay. Các vụ án nổi bật Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài đã trực tiếp tham gia và hỗ trợ: Thu hồi đất nông nghiệp của các hộ dân tại Cát Hải, Hải Phòng. "

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.74212 sec| 1138.375 kb